Mai Hoa Dịch số (chữ Hán: 梅花易數) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biền; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra sự việc...

Cho dễ hiểu hơn. Ví dụ quý vị nhận được điện thoại của người thân lúc 10 giờ 23 phút ngày 17 tháng 08 năm 2024, báo tin mẹ người thân bệnh nặng phải nhập viện. Qúy vị hãy dùng thông số thời gian lúc nhận điện thoại là "10:23 ngày 17 tháng 08 năm 2024" để chiêm quẻ, xem tình hình bệnh của bà cụ nặng nhẹ thế nào thông qua quẻ Mai Hoa Dịch Số. Qúy vị có thể dùng Mai Hoa Dịch Số để bói tất các vấn đề mà quý vị quan tâm, chỉ cần biết thời gian của sự việc hoặc có thể dùng thời gian hiện tại để lấy quẻ.

Còn chiêm theo sự vật thì quý vị có thể lập quẻ khi thấy một sự vật có thể đếm được, như thấy bầy chim bay qua, cánh hoa rơi, tiếng gỏ cửa, tiếng chó sủa... miễn sự vật đó có thể đếm được để lấy số bát quái là có thể lập quẻ. Ví dụ quý vị thấy 5 con chim bay qua thì số 5 đó là số quái.

Qúy vị nhập năm tháng ngày giờ của sự việc muốn chiêm
Ngày Toán
Giờ Toán
Chiêm theo
Quý vị hãy nhập số quái, tức số đếm được trong sự vật để lấy quẻ
Số Quái
Tháng Toán
Giờ Toán
Mai Hoa Dịch Số - XemTuong.net
Năm Giáp Thìn, tháng Quý Dậu, ngày Bính Tuất, giờ Quý Tỵ (10:23/17/08/2024)
Bổn Quẻ
Thủy Lôi Truân
Hỗ Quẻ
Sơn Địa Bác
Biến Quẻ
Phong Lôi Ích
Dụng
Khảm
(Thủy)


Thủy
Tướng
Cấn
(Sơn)


Thổ
Hưu
Tốn
(Phong)


Mộc
Tử
Thể
Chấn
(Lôi)


Mộc
Tử
Khôn
(Địa)


Thổ
Hưu
Chấn
(Lôi)


Mộc
Tử
Hào 6 động luận đoán dựa vào kết quả sau
Bổn quẻ là Dụng sinh Thể tức đại cát.
Giữa Dụng và Hỗ là Hỗ khắc Dụng tức lợi
Giữa Thể và Hỗ là Thể khắc Hỗ tức bất lợi
Hỗ quẻ là Dụng Thể tỷ hòa nhưng tiết tháng 08 Thổ là Hưu khí.
Biến quẻ là Dụng Thể tỷ hòa nhưng tiết tháng 08 Mộc là Tử khí.
Tổng số quái (Bổn + Hỗ + Biến) là 34
Bản Ngũ Hành Trong Tứ Thời
Mùa
Tiết
Vượng
Tướng
Hưu
Tử
Xuân
1-2
Mộc
Hỏa
Thủy
Kim
Thổ
Hạ
4-5
Hỏa
Thổ
Mộc
Thủy
Kim
Thu
7-8
Kim
Thủy
Thổ
Hỏa
Mộc
Đông
10-11
Thủy
Mộc
Kim
Thổ
Hỏa
Tứ Qúy
3-6-9-12
Thổ
Kim
Hỏa
Mộc
Thủy
Hình lá số

Quẻ Chính là THỦY LÔI TRUÂN (quẻ số 3)

Giải Theo Mai Hoa Dịch Số

Dinh dã là đầy, lúc vạn vật mới sinh ra. Vì lúc vạn vật mới sinh nên chưa hanh thái được. Lại có nghĩa là khốn nạn.
Truân là hạng người có gan mạo hiểm, có chí tiến thủ, có tài, hữu vi, nhưng vì thời thế đương buổi truân nạn, nên phải cẩn thận kỹ càng, chẳng nên vội vàng.
Truân là thời bắt đầu lâm nạn. Cho nên cần phải có nhiều bạn hiền giúp đỡ.


A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

Sau hai quẻ Càn, Khôn trình bầy đức tính của hai nguyên tố Âm, Dương chi phối vũ trụ, chúng sẽ giao dịch với nhau để mở ra các vận hội, tạo ra các tình thế.

Truân nghĩa là đầy, tức là lúc vạn vật mới sinh ra. Vì lúc đầu vạn vật mới sinh, chưa lấy gì làm hanh thái, nên truân còn có nghĩa là khốn nạn, gian truân. Trong quẻ này, Khảm là mây, thời chỉ mới thấy mây, nghe sấm mà chưa thấy mưa, nên gọi bằng Truân. Áp dụng vào nhân sự, thì là đời truân nạn, người quân tử phải đem tài kinh luân ra giúp đời, tức là bậc quân tử phải hành động (Chấn) để cứu đời qua hiểm (Khảm).

2) Từng Hào :

Sơ Cửu : đắc chính, chỉ người có tài ở vị trí thấp, nên còn dùng dằng, chờ gặp thánh chúa mới giúp nước. (Ví dụ: Khổng Minh ẩn náu ở Ngọa Long cương trước khi gặp Lưu Bị).

Lục Nhị : đắc chính đắc trung. Nhưng vì ở thời Truân, nên dụ dự nửa muốn kiên trinh với Ngũ, nửa muốn theo Sơ ở kề bên. Nên chờ Ngũ thì hợp hơn. (Ví dụ: Kiển Thạc không chịu ra làm quan với vua Ngu, đợi vua Tần mới chịu xuất chính).

Lục Tam : bất chính bất trung, không chịu suy nghĩ chín chắn mà bước liều. ở thời Truân, hấp tấp phò tá một vua hèn, sau sẽ hối (Ví dụ Trần Cung là bậc trung nghĩa có tài, mà lầm theo phò Lã Bố).

Lục Tứ : đắc chính, tức là vui ở phận kém, không tham vọng được nương tựa Cửu Ngũ, quay xuống ứng với Sơ Cửu. (Ví dụ: con gái nhà nghèo nên lấy trai quê tử tế, còn hơn lăng nhăng với công tử thị thành).

Cửu Ngũ : ở ngôi cao, nhưng ở thời Truân thực quyền ở Sơ Cửu, làm việc nhỏ thì được (ứng với Lục Nhị), nếu mưu việc lớn sẽ thất bại. (Ví dụ Tự Đức có khả năng về văn học nghệ thuật, giá ở thời thái bình thì có thể là một vị thánh quân, nhưng vì ở thời Truân, tài trị nước đối phó với ngoại xâm lại không có, nên cơ nghiệp nhà Nguyễn phải xụp đổ).

Thượng Lục : Truân nạn đã đến cực điểm, mà thượng lại là bất tài và không có người tài giúp đỡ (cả Thượng và Tam đều âm), nên không đương nổi tình thế, càng cựa quậy càng thất bại. (Ví dụ: Lê Chiêu Thống, tự mình không đối phó được với quyền thần nhà Tây Sơn, hết cầu cứu với Nguyễn hữu Chỉnh lại đến quân Thanh, kết cục phải chết nhục ở bên Tầu).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Truân :

Tượng là quẻ nguy hiểm ở ngoài (Khảm) mà ở trong thì náo loạn (Chấn). Tức là những khó khăn gặp phải khi mới lập quốc, mới thành lập một tổ chức (chính trị, kinh tế, v . v .).

Nhưng ta cũng có thể giải thích rằng ở trong lúc hiểm (Khảm) mà dám hành động (Chấn) tất nhiên là người có tài phi thường, dám làm việc phi thường. Hiểu theo nghĩa này, thì Truân là ‘thời thế tạo anh hùng’, là lửa thử vàng, là gian truân hun đúc chí anh hùng. (Các quẻ trong kinh Dịch luôn luôn có 2 ý nghĩa như thế: một mặt cho biết tình trạng đang chờ đợi người bói, một mặt khác chỉ bảo cho biết nên đối phó với nó như thế nào).

2) Bài học :

a) Đề cao cảnh giác (Chấn) trước một tình thế nguy hiểm (Khảm), chớ vội vàng hành động. Đó là thái độ hành động của Sơ, Nhị, còn Tam và Thượng thì hấp tấp dấn thân, nên nguy.

b)Nếu tự biết mình không đủ sức đối phó với thời cuộc, thì nên ẩn nhẫn là hơn. Tứ và Ngũ nhận thức được điều đó, nên được an toàn.

Nói tóm lại bói được quẻ Truân không hẳn là quẻ xấu, tuy báo có nguy hiểm trước mắt, nhưng nên cẩn thận đề phòng và tích cực đối phó, thì sẽ thắng được. Bài học này đặc biệt áp dụng cho những vấn đề mạo hiểm, như khởi nghĩa lật đổ một chính quyền, hoặc bỏ vốn to kinh doanh trong lúc kinh tế chưa ổn định. Nhưng nếu có tài phi thường (hai hào đắc trung là Nhị và Ngũ đều đắc chính), thì chính là lúc khai sáng một triều đại như Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, hoặc trở thành tỷ phú triệu phú trong chớp mắt như những người đi tìm mỏ vàng, mỏ dầu.


Bảng Bát Quái Vạn Vật
Quẻ THỦY LÔI TRUÂN có Thượng quái là Khảm và Hạ quái là Chấn. Bản bát quái vạn vật sẽ liệt kê những thứ liên quan trong quẻ này để quý vị noi theo sự việc mà suy từng loại.

KHẢM QUÁI: thuộc Thủy, gồm có 8 quái là:
Thuần Khảm - Thủy Trạch Tiết - Thủy Lôi Truân - Thủy Hỏa Ký Tế - Trạch Hỏa Cách - Lôi Hỏa Phong - Địa Hỏa Minh Di - Địa Thủy Sư.
Thiên Thời: Mưa - Mặt trăng - Tuyết - Sương mù.
Địa lý: Phương Bắc - Sông hồ - Khe rạch - Suối, giếng - Chỗ đất ẩm thấp (chỗ mương, rãnh, chỗ có nước lầy lội).
Nhân vật: Trưởng nam - Người giang hồ - Người ở ghe thuyền - Trộm cướp.
Nhân sự: Hiểm ác, thấp kém - Bề ngoài tỏ ra mềm mỏng - Bề trong dục lợi - Trôi dạt chẳng thành - Theo gió bẻ măng (hùa theo).
Thân thể: Tai - Huyết - Thận.
Thời tự: Mùa Đông, tháng 11 - Năm, tháng, ngày, giờ Tý - Tháng, ngày 1, 6.
Động vật: Heo - Cá - Vật ở trong nước.
Tịnh vật: Trái có nước - Vật có hơi - Vật uốn nắn như cái cung, niềng xe - Đồ đựng rượu, đựng nước.
Ốc xá: Ở về hướng Bắc - Ở gần nước - Nhà có gác gần nước - Nhà lầu ở gần sông - Hãng rượu, trà - Nhà ở chỗ ẩm thấp.
Gia trạch: Chẳng yên, ám muội - Phòng kẻ trộm.
Hôn nhân: Lợi gá hôn nhân với trung nam - Nên nhà rể ở phương Bắc - Chẳng lợi thành hôn - Chẳng nên gá hôn tháng Thìn, Tuất, Sửu Mùi.
Ẩm thực: Thịt heo - Rượu - Vị lạnh - Hải vị - Canh vị chua - Thức ăn cách đêm - Cá - Đồ ăn có huyết - Đồ ăn ngâm ướp - Vật ăn có hột - Vật ăn ở trong nước - Đồ ăn có nhiều xương.
Sinh sản: Nạn sản có hiểm - Thai con thứ thì tốt - Con trai thứ - Tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - Có tổn hại - Lâm sản nên hướng Bắc.
Cầu danh: Gian nan - Sợ có tai hãm - Nên nhận chức về Bắc phương - Chức coi việc cá, muối, sông, hồ - Rượu gồm có giấm.
Mưu vọng: Chẳng nên mưu vọng - Chẳng được thành tựu - Mùa Thu, Đông chiêm khá được, nên mưu.
Giao dịch: Thành giao chẳng có lợi - Đề phòng thất hãm - Nên giao dịch tại bến nước, ven nước - Nên buôn bán hàng cá, muối, rượi - Hoặc giao dịch với người ở ven nước.
Cầu lợi: Thất lợi - Tài nên thuộc về bến nước - Sợ có thất hãm - Nên cá muối có lợi - Lợi về hàng rượu - Phòng âm thất (phòng mất mát một cách mờ ám, hay đàn bà trộm của) - Phòng kẻ trộm.
Xuất hành: Không nên đi xa - Nên đi bằng thuyền - Nên đi về hướng Bắc - Phòng trộm - Phòng sự hiểm trở hãm hại.
Yết kiến: Khó gặp - Nên gặp người ở chốn giang hồ - Hoặc gặp được người có tên hay họ có bộ Thủy đứng bên.
Tật bệnh: Đau tai - Tâm tật - Cảm hàn - Thận bệnh - Dạ dày lạnh, thủy tả - Bệnh lạnh đau lâu khó chữa - Huyết bịnh.
Quan tụng: Bất lợi - Có âm hiểm - Có sự thất kiện khốn đốn - Thất hãm.
Phần mộ: Huyệt hướng Bắc tốt - Mộ ở gần ven nước - Chỗ chôn bất lợi.
Phương đạo: Phương Bắc.
Ngũ sắc: Đen.
Tính tự (Họ, Tên): Vũ âm (ngũ âm) - Người có tên họ có bọ Thủy đứng bên - Hàng vị 1, 6.
Số mục: 1, 6.
Ngũ vị: Mặn - Chua.

Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.

Quẻ Hỗ là SƠN ĐỊA BÁC (quẻ số 23)

Giải Theo Mai Hoa Dịch Số

Bác dã, là mòn hết.
Quẻ Bác là quẻ âm trưởng cực, dương tiêu cực, âm là kẻ tiểu nhân, dương là người quân tử, nên tiểu nhân đắc chí, hoành hành, quân tử không chốn hành động, chỉ ẩn núp chờ thời. Nguyên nhất âm sinh ở quẻ Cấn là tháng 5, bắt đầu nhất dương biến nhất âm.
Nhị dương biến thành quẻ Độn là quẻ tháng 6, tam dương biến thành quẻ Bỉ là quẻ tháng 7.
Tứ dương biến thành quẻ Quán là quẻ tháng 8. Ngũ dương biến thành quẻ Bác là quẻ tháng 9. Chốc nữa biến thêm một nét nữa thành quẻ Bát thuần Khôn, là quẻ vô dương.
Cho nên Bác có nghĩa là tiêu hết, rụng hết, dương tiêu rụng, âm nhu quá mạnh.


A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

- Trau dồi mãi đến cực điểm tất phải mòn. Nên tiếp theo quẻ Bí là quẻ Bác (mòn hết).

- Tượng hình bằng trên Cấn dưới Khôn, có 5 hào âm trưởng lên cực độ rồi. Một hào dương ở trên chẳng bao lâu sẽ bị tiêu bác.

- Một mặt khác có nghĩa là trên núi dưới đất, núi cao phải nhờ có đất dầy ở dưới thì mới bền. Do đó người trên phải lo cho kẻ dưới mình được vui vẻ, thì mình mới được an trạch

2) Từng hào :

Sơ Lục : kẻ tiểu nhân bắt đầu phá hoại trật tự xã hội. Nếu cứ để nó tiến dần, sẽ hung. (Ví dụ Cộng sản khi mới nho nhoe tuyên truyền).

Lục Nhị : trùng âm, sự phá hoại thêm mạnh, hung đến nơi, từ dưới lên trên. (Ví dụ các cuộc biểu tình gây rối, các cuộc đình công, khủng bố).

Lục Tam : âm hào cư dương vị, lại ứng với thượng cửu, nếu chịu mất lòng với đảng tiểu nhân mà làm bạn với quân tử, sẽ được vô cữu. (Ví dụ Hoàng phi Hổ phản Trụ đầu Chu).

Lục Tứ : thời Bác đã lên đến thượng quái, tai họa đã đến rồi. (ví dụ loạn kiêu binh thời chúa Trịnh Khải).

Lục Ngũ : là thủ lãnh bọn tiểu nhân, nếu thân cận với Thượng Cửu, đem đồ đệ theoThượng, sẽ chuyển được thời Bác, kết quả tốt. (ví dụ Dương Tái Công, nguyên là tướng giặc kiệt hiệt thời Nam Tống, cảm đức độ của Nhạc Phi, theo Nhạc đi dánh quân Kim, được hiển danh đời đời).

Thượng Cửu : là người quân tử còn sót lại ở thời Bác, nhân dân còn chỗ nương tựa. Nếu tiểu nhân diệt nốt, thì chúng sẽ lâm nguy. (Ví dụ Nhạc Phi là cây cột chống đỡ cho nhà Nam Tống, bị Tần Cối diệt, nên nhà Nam Tống bị lụn bại).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Bác :

a) Quẻ này có tới 5 hào âm ở dưới xông lên xua đuổi 1 hào dương, gợi ý một thời suy vi, tiểu nhân múa gậy vườn hoang, quân tử không còn chỗ đứng.

b) Trên đây ta đã nghiên cứu quẻ Bĩ có 3 âm, quẻ Quán có 4 âm, quẻ Bác này thì 5 âm, và quẻ Khôn thì hoàn toàn 6 âm. Theo lý luận thô sơ, thì kết quả hung phải tăng dần từ Bỉ đến Khôn. Nhưng lý luận Dịch lại khác hẳn. Trong quẻ Quán có 4 âm kình với 2 dương, nhưng hai dương này sát cánh với nhau, nên đôi bên (tiểu nhân, quân tử) còn giữ thế thủ, dình mò nhau, bên quân tử dù yếu thế chưa hẳn đã thua. Đến quẻ Bác chỉ còn 1 dương, bị cô lập trước thế 5 âm, nên tương quan lực lượng đã nghiêng hẳn về phe tiểu nhân. Rồi đến quẻ Bĩ tuy có 3 dương đối chọi với 3 âm, nhưng đây không phải hình dung sự quân bình lực lượng giữa đôi bên, mà hình dung sự thắng thế cũa âm đang lên trên mọi hoạt động. Sơ Lục thắng Cửu Tứ, Lục Nhị thắng Cửu Ngũ, và Lục Tam thắng Thượng Cửu. Quẻ Bĩ mới là sự thất bại hoàn toàn của phe quân tử. Và kỳ lạ hơn, quẻ Bát Thuần Khôn có 6 hào toàn âm, không tượng trưng cho một tình thế mới, một tinh thần mới, trong đó âm không trái ngược với dương mà bổ khuyết dương, không là ác, phá hoại, mà là thiện, nuôi dưỡng.

Lý luận Dịch như thế, chúng ta chỉ thần phục sát đất !

2) Bài học :

a) Sự nghiên cứu các hào quẻ này cho ta thấy rõ định luật diễn tiến của nó:

- Khởi đầu tiểu nhân nho nhoe gây rối loạn nhỏ, mà kẻ cầm quyền vì thối nát, đồng tình hay bất lực, cứ để yên không chịu đập tan ngay.

- Rồi tiểu nhân càng mạnh bạo gây loạn, nhà cầm quyền lúc đó có muốn chống lại cũng muộn rồi.

Thỉnh thoảng cũng có kẻ tiểu nhân sáng suốt hơn, biết tách rời khỏi gian đảng mà đi theo quân tử để vãn hồi trật tự, nhưng cũng khó lắm.

- Cuối cùng, tiểu nhân toàn thắng, diệt nốt cái gì còn sót lại của đạo quân tử. Nhưng chính trong sự toàn thắng đó mà chúng sẽ tự tiêu diệt. Vì một khi chúng đã biết ăn ngon, mặc đẹp, đã tập nhiễm đời sống văn minh thì chúng cũng sẽ hủ hoá, tham ô.

b) Vậy nếu ta bói được quẻ Bác, cố nhiên là điềm xấu rồi, vô phương cứu chữa, vì quân tử còn sót lại, làm sao khỏi bị quần tiểu diệt nốt ? Đó là bài học đắng cay phải chấp nhận, và phải cố gắng sửa chữa từ trước, đừng để cho tình thế rơi vào cảnh Bác thì không kịp nữa.

Bảng Bát Quái Vạn Vật
Quẻ SƠN ĐỊA BÁC có Thượng quái là Cấn và Hạ quái là Khôn. Bản bát quái vạn vật sẽ liệt kê những thứ liên quan trong quẻ này để quý vị noi theo sự việc mà suy từng loại.

CÀN QUÁI: thuộc Kim, gồm có 8 quái là:
Thuần Càn - Thiên Phong Cấu - Thiên Sơn Độn - Thiên Địa Bỉ - Phong Địa Quan - Sơn Địa Bác - Hỏa Địa Tấn - Hỏa Thiên Đại Hửu.

Thiên Thời: Trời - Băng - Mưa đá - Tuyết.
Địa lý: Phương Tây Bắc - Kinh đô - Đại quân - Hình thắng chi địa (chỗ đất có phong cảnh đẹp - Chỗ đất cao ráo.
Nhân vật: Vua - Cha - Đại nhân - Lão nhân - Trưởng giả - Hoạn quan - Danh nhân - Người công môn (chức việc).
Nhân sự: Cương kiện vũ dũng - Người quả quyết - Người động nhiều tịnh ít - Người chẳng chịu khuất phục ai (cứng đầu).
Thân thể: Đầu - Xương - Phổi.
Thời tự: Mùa thu - Cuối tháng 9 đầu tháng 10 - Năm, tháng, ngày, giờ Tuất và Hợi - Năm, tháng, ngày, giờ thuộc ngũ kim.
Động vật: Con ngựa - Con ngỗng trời - Con sư tử - Con voi.
Tịnh vật: Kim, ngọc - Châu báu - Vật tròn - Cây quả - Mũ - Kiếng soi - Vật cứng.
Ốc xá: Đình, công sở - Lâu đài - Nhà cao - Cái nhà lớn - Quán trọ - Ở về hướng Tây Bắc.
Gia trạch:

- Mùa Thu chiêm thì gia trạch vượng.
- Mùa Hạ chiêm thì sẽ có họa.
- Mùa Đông chiêm thì suy bại.
- Mùa Xuân chiêm có lợi tốt.

Hôn nhân: Thân thuộc - Quý quan - Nhà có danh tiếng - Mùa Thu chiêm thì thành - Mùa Hạ, mùa Đông chiêm thì bất lợi.
Ẩm thực: Thịt ngựa - Trân vị - Đồ ăn nhiều xương - Gan phổi - Thịt khô - Trái cây - Cái đầu của các vật - Vật hình tròn - Vật cay.
Sinh sản: Dễ sinh - Mùa Thu sinh quý tử
- Mùa Hạ chiêm thì hao tổn - Lâm sản nên hướng Tây Bắc.
Cầu danh: Được danh - Nên tùy cấp trên bổ nhiệm - Hình quan - Võ chức - Chưởng quyền - Nhiệm thì nên hướng Tây Bắc - Thiên sứ - Dịch quan (người giữ chức dịch điếm hoặc công văn).
Mưu vọng: Việc thành - Lợi công môn - Có tài trong sự hoạt động - Mùa Hạ chiêm không thành - Mùa Đông chiêm tuy nhiều mưu nhưng ít được vừa lòng.
Giao dịch: Nêu hàng quý giá - Lợi về kim ngọc - Thành tựu - Mùa Hạ chiêm không lợi.
Cầu lợi: Có tài - Lợi về kim ngọc - Có tài trong việc công môn - Mùa Thu chiêm có lợi nhiều - Mùa Hạ chiêm tổn tài - Mùa Đông chiêm không có tài.
Xuất hành: Xuất hành có lợi - Nên vào chốn kinh đô - Lợi đi về hướng Tây Bắc - Mùa Hạ chiêm không lợi.
Yết kiến: Lợi gặp đại nhân - Người có đức hạnh - Nên gặp quý quan - Khá gặp được.
Tật bệnh: Đầu, mặt - Tật phổi - Tật gân cốt - Bịnh - Thượng tiêu - Mùa Hạ chiêm chẳng được yên.
Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mình - Có quý nhân trợ giúp - Mùa Thu chiêm đắc thắng - Mùa Hạ chiêm thất lý.
Phần mộ: Nên hướng Tây Bắc - Nên chỗ khí mạch chốn Càn sơn - Nên thiên huyệt - Nên chỗ cao - Mùa Thu chiêm xuất quý - Mùa Hạ chiêm xấu lấm.
Phương đạo: Chốn Tây Bắc.
Ngũ sắc: Sắc đỏ thắm - Sắc huyền.
Tính tự (Họ, Tên): Có chữ Kim đứng một bên - Tiếng thương (ngũ âm) - Hàng vị: 1, 4, 9.
Số mục: 1, 4, 9.
Ngũ vị: Cay - Cay nhiều lắm.

Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.

Quẻ Biến là PHONG LÔI ÍCH (quẻ số 42)

Giải Theo Mai Hoa Dịch Số

Ích dã, lợi ích.
Tượng quẻ bớt hào dương ở trên, thêm chohào âm ở dưới, thế là bớt trên thêm dưới, nên chi dưới được vững bền, gọi làích.


A - Giải Thích Cổ Điển

A - Giải Thích Cổ Điển.

1) Toàn quẻ :

- Tổn đã cùng cực tất nhiên phải đến ích. Vậy tiếp theo quẻ Tổn là quẻ ích.

- Tượng hình bằng trên Tốn dưới Chấn, gió và sấm làm lợi cho nhau. Tổn là Càn bớt đi dược một hào dương được thay thế bằng hào âm. Và Chấn là Khôn thêm một hào dương thay thế cho một hào âm, có nghĩa là bớt người trên thay thế cho người dưới, nên gọi là ích.

- Quẻ này cũng ứng vào thời kỳ giúp đỡ lẫn nhau như quẻ Tổn, nhưng nhìn ở khía cạnh người dưới, tổn thượng ích hạ.

2) Từng hào :

Sơ Cửu : dương cương, được tứ biết tài, giao phó trọng trách, cát. Nhưng Sơ ở dưới mà gánh trách nhiệm to, phải khôn khéo mới được vô cựu. (ví dụ Colbert xuất thân bần tiện, được Mazarin tin cẩn, rồi gữi gấm cho Louis XIV, được trao nhiều quyền hành).

Lục Nhị : trung chính, được ngũ đem lại cho ích lợi thật lớn. Nhị nên bền chí giữ trung chính sẽ được cát. (ví dụ Lục Tốn được lòng tin của Tôn Quyền, từ chân thư sinh nhẩy lên địa vị đại tướng, cai quản cả những cựu tướng của Đông Ngô).

Lục Tam : bất trung bất chính đáng lẽ không nên giúp. Nhưng thời ích, Thượng Cửu giúp Tam bằng cách răn đe trừng trị, thì Tam có thể sửa tánh mà được vô Cựu. (Ví dụ Đặng Trần Côn bị Đoàn thị Điểm chê là vô tài, phẫn chí cố học, sau cũng thành bậc danh sĩ).

Lục Tứ : nhu thuận, tuy không ở điạ vị đắc trung, nhưng lại ở thượng quái, kề cận với Cửu Ngũ, được Ngũ nghe theo mà giúp ích cho thiên hạ. (Ví dụ Tiêu Hà hết sức tiến cử Hàn Tín với Hán vương) .

Cửu Ngũ : ở vị chí tôn, dương cương trung chính, ban ích cho thiên hạ, nguyên cát. (Ví dụ Lê Thánh Tông, giảm bớt quyền lợi quý tộc và quan lại, nâng cao đời sống của dân chúng).

Thượng Cửu : dương cương bất chính, ở cuối quẻ ích, nên lòng tham cầu ích quá độ, mà không chịu giúp ai. Do đó thiên hạ đều ghét, phản đối, hung. (Ví dụ Đổng Trác quá tham lam, hà hiếp Hiến đế, bóc lột lương dân, nên bị chư hầu nỗi lên chống đối).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ ích :

a) Tượng quẻ là gió sấm giúp sức nhau (vì một âm một dương). Gió mang điện âm xuống, hiệp với điện dương đang lên, nên thành mưa.

b) Quẻ này trái ngược với quẻ Tổn, tổn thượng để ích hạ. Nói rộng ra, là chăm lo cho hạ tầng cơ sở được vững bền, dù phải khiến cho thượng tầng kiến trúc kém huy hoàng.

Trong cách giao thiệp, chuộng thực thà mộc mạc, không cần hoa hòe hay hoa sói.

Trong gia đình, chú trọng đến những nhu cầu cần thiết, không cần phô trương phú quý.

Trong quốc gia, nặng về chính sách dân sinh hơn là biểu dương lực lượng

2) Bài học.

Nếu bói được quẻ ích :

- Người ở địa vị thấp nhưng có tài như Sơ Củu, tất nhiên sẽ được giúp đỡ, và nên xử dụng đúng với lòng tin cẩn của thượng cấp.

- Người có tài lạ như Lục Nhị sẽ được bậc chí tôn giao phó cho trọng quyền.

- Vào thời ích, ngay cả những kẻ kém tài đức như Lục Tam cũng có cơ hội được giúp đỡ bằng cách này hay cách khác.

Nói tóm lại, bói được quẻ ích là điềm tốt cho người nghèo yếu, sẽ có quý nhân phù trợ, nhưng phải trung chính, xứng đáng với sự giúp đỡ đó. Nếu không thì cái may mắn đó sẽ tan biến đi.


Bảng Bát Quái Vạn Vật
Quẻ PHONG LÔI ÍCH có Thượng quái là Tốn và Hạ quái là Chấn. Bản bát quái vạn vật sẽ liệt kê những thứ liên quan trong quẻ này để quý vị noi theo sự việc mà suy từng loại.

TỐN QUÁI: thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Tốn - Phong Thiên Tiểu Súc - Phong Hỏa Gia Nhân - Phong Lôi Ích - Thiên Lôi Vô Vọng - Hỏa Lôi Thệ Hạp - Sơn Lôi Di - Sơn Phong Cổ.
Thiên Thời: Gió.
Địa lý: Phương Đông Nam - Chỗ thảo mộc tươi tốt - Vườn hoa quả, rau...
Nhân vật: Trưởng nữ - Tu sĩ - Quả phụ - Sơn lâm tiên đạo.
Nhân sự: Nhu hòa - Bất định - Vui vẻ khuyên người ta làm - Tiến, thối không quả quyết - Lợi ở chốn thị trường.
Thân thể: Bắp vế - Cánh tay - Hơi - Phong tật.
Thời tự: Cuối mùa Xuân đầu mùa Hạ - Năm, tháng, ngày, giờ 3, 5, 8 - Tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Thìn, Tỵ - Tháng 4.
Động vật: Gà - Bách cầm - Loài cầm, loài trùng ở rừng núi.
Tịnh vật: Mộc hương - Giày - Vật thẳng - Vật dài - Đồ làm bằng cây tre - Đồ công xảo.
Ốc xá: Ở về hướng Đông Nam - Chỗ thầy tu ở, chỗ đạo sĩ ở, nhà lầu, vườn hoa - Ở chốn sơn lâm.
Gia trạch: Yên ổn, mua bán có lợi - Mùa Xuân chiêm cát - Mùa Thu chiêm bất yên.
Hôn nhân: Thành tựu - Nên kết hôn trưởng nữ - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt gà - Thức ăn ở chốn sơn lâm - Rau, quả - Vị chua.
Sinh sản: Dễ sinh - Sinh con so ắt con gái - Mùa Thu chiêm tổn thai - Lâm sản nên hướng Đông Nam.
Cầu danh: Đắc danh - Nên nhậm chức, có phong hiến (phong hóa và pháp độ) - Nên nhập phong hiến - Nên giữ chức thuộc về thuế khóa, trà, trúc, hoa quả - Nên nhiệm chức về hướng Đông Nam.
Mưu vọng: Mưu vọng khá được - Có tài - Khá thành - Mùa Thu chiêm tuy nhiều mưu nhưng ít được tùy ý.
Xuất hành: Nên đi - Có lợi về chi thu - Nên đi hướng Đông Nam - Mùa Thu chiêm không có lợi.
Yết kiến: Gặp được - Gặp được người sơn lâm, có lợi - Gặp được người văn nhân, tu sĩ có lợi.
Tật bệnh: Có tật bắp vế, cánh tay - Tật phong - Tật ruột - Trúng phong - Hàn tà - Khí tật.
Quan tụng: Nên hòa - Sợ phạm phải phong hiến.
Phần mộ: Nên hướng Đông Nam - Huyệt ở chốn sơn lâm - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Phương đạo: Đông Nam.
Ngũ sắc: Xanh, lục, biếc, trong trắng.
Tính tự (Họ, Tên): Giác âm (ngũ âm) -
Họ hay tên có đeo bộ Thảo hay bộ Mộc một bên - Hàng vị 3, 5, 8.
Số mục: 3, 5, 8.
Ngũ vị: Vị chua.

Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.

Thể Loại Chiêm

Qúy vị hãy xem phần Ngũ hành sinh khắc của "Dụng" và "Thể" có chữ màu xanh và tra theo bản bên dưới để biết sự việc muốn xem. Ngoài ra sự việc có thể gia giảm nặng nhẹ tốt xấu tùy theo vận khí của tiết tháng mà chúng tôi cũng đã giải thích sau chữ màu xanh. Ví dụ; chiêm nhân sự, Dụng sinh Thể là có vui mừng lớn, nhưng hỏa của dụng ở tháng 7 là tù khí, nên vô khí, cho nên sự vui mừng sẽ bị giảm nhiều.

Ngũ Hành Sinh Khắc Dụng Thể:
- Bổn quẻ của quý vị là Dụng sinh Thể tức đại cát.
- Hỗ quẻ của quý vị là Dụng Thể tỷ hòa nhưng tiết tháng 08 Thổ là Hưu khí.
- Biến quẻ của quý vị là Dụng Thể tỷ hòa nhưng tiết tháng 08 Mộc là Tử khí.

1. CHIÊM NHÂN SỰ
Chiêm nhân sự cần xét Thể, Dụng. Thể quái là chủ, Dụng quái là khách.
Dụng khắc Thể chẳng nên, Thể khắc Dụng lại tốt.
Dụng sinh Thể có sự vui mừng. Thể sinh Dụng thường xảy ra tổn thất.
Thể Dụng hòa đồng (tỵ hòa) mưu sự có lợi.
Cần xét thêm Hổ quái và Biến quái để đoán cát hung, nghiên cứu thịnh suy để tường tai hại.
Chiêm về nhân sự thì dùng toàn chương Thể Dụng Tổng Quyết, để định cát hung.
Nếu có quái sinh Thể quái, nên xem chương Bát Quái ở trước Quái sinh Thể có những gì tốt, khắc Thể có những gì xấu.
Nếu không thấy có sinh Thể, khắc Thể thì lấy bổn quái mà suy.

2. CHIÊM GIA TRẠCH
Phàm chiêm gia trạch lấy Thể làm chủ Dụng làm gia trạch.
Thể khắc Dụng thì gia trạch vững vàng.
Dụng khắc Thể thì gia trạch bất an.
Thể sinh Dụng: nhiều việc tổn hao, ly tán phòng đạo tặc.
Dụng sinh Thể được nhiều lợi ích, hoặc được của người dâng biếu.
Thể Dụng tỵ hòa: gia trạch yên ninh.
Nếu có Quái sinh Thể thì xem lại chương chiêm Nhân sự mà đoán.

3. CHIÊM ỐC XÁ
Chiêm vụ này phải dùng thời gian sáng tạo. Phàm chiêm ốc xá, lấy thể làm chủ, Dụng làm ốc xá.
Thể khắc Dụng: chỗ ở vừa ý.
Dụng khắc Thể: thì gia trạch bất ân.
Thể sinh Dụng: chủ tư tài suy thối.
Dụng sinh Thể: gia môn hưng thịnh.
Thể Dụng tỵ hòa: tự nhiên yên ổn.

4. CHIÊM HÔN NHÂN
Xem hôn nhân lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự hôn nhân.
Dụng sinh Thể: việc hôn nhân thành, hoặc nhân sự hôn nhân có lợi.
Thế sinh Dụng: việc hôn nhân không thành, hoặc vì hôn nhân mà có hại.
Thể khắc Dụng: hôn nhân thành nhưng phải chậm trễ.
Dụng khắc Thể: bất thành, nếu thành cũng có hại.
Thể Dụng tỵ hòa rất tốt.
Phàm xem hôn nhân lấy Thể làm mình, làm chủ, mà Dụng tượng trưng cho nhà thông gia.
Thể quái mà vượng thì nhà mình được gia môn ưu thắng.
Dụng quái mà vượng nhà thông gia có địa vị thuận lợi.
Dụng sinh Thể có tài lợi về sự hôn nhân, hoặc nhà thông gia chiều chuộng theo ý ta.
Thể sinh Dụng thì không hộp bỏ quả hoặc mình phải thối sự cầu hôn.
Nếu Thể Dụng tỵ hòa: hai bên tương tụ, lương phối nhàn du.
Càn thì đoan chính mà giỏi, mạnh bạo.
Khảm là dâm, háo sắc, hay ghen quá độ.
Cấn sắc hoàng, đa xảo (khéo giỏi).
Chấn dáng mặt đẹp mà rắn rỏi.
Tốn tóc ít mà thưa hình xấu, tâm tham.
Ly đoản, xích sắc, tính khí bất thường, thấp lùn.
Khôn thì xấu bụng to mà vàng.
Đoài cao và giỏi, nói năng vui vẻ, sắc trắng.

5. CHIÊM SINH SẢN
Chiêm sinh sản lấy Thể là mẹ, Dụng là sự sinh.
Thể Dụng cả hai nên thừa vượng, chẳng nên thừa suy, nên tương sinh, không nên tương khắc.
Thể khắc Dụng không lợi cho con.
Dụng khắc Thể chẳng lợi cho mẹ.
Thể khắc Dụng mà Dụng quái lại suy, chắc con chẳng toàn.
Dụng khắc Thể mà Thể quái lại suy, ắt nguy cho mẹ.
Dụng sinh Thể thì lợi cho mẹ. Thể sinh Dụng thì mẹ dễ sinh.
Thể Dụng tỵ hòa thì mẹ tròn con vuông.
Nếu muốn biết sinh nam hay nữ, nên dùng Bát quái trước đây mà suy. Dương quái mà dương hào nhiều hơn: sinh nam; Âm
quái mà âm hào nhiều hơn: sinh nữ.
Âm Dương quái hào tương đồng thì xem số người có mặt lúc chiêm, số chẳn lẽ, đó là lý ngẫu nhiên chứng nghiệm.
Như muốn biết ứng kỳ ngày giờ, thì lấy Khí quái số của quẻ Dụng là quẻ gì, rồi tra nơi mục Thời tự của Bát Quái Vạn Vật trước đây mà đoán.

6. CHIÊM ẨM THỰC
Phàm chiêm ăn uống lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự ăn uống.
Dụng sinh Thể, ăn uống no say.
Thể sinh Dụng bụng không, trống rỗng.
Thể khắc Dụng tuy có ăn mà gặp sự đình trệ.
Dụng khắc Thể thì thật toàn vô.
Thể Dụng tỳ hòa, ăn uống phong túc.
Trong quái có Khảm thì nhiều rượu, có Đoài thì nhiều mỹ vị; không Khảm không Đoài cả hai đều không.
Đoài Khảm sinh Thể, rượu thịt ê hề, say sưa lướt thướt.
Muốn biết ăn uống thức gì, dùng mục ẩm thực mà suy.
Muốn biết ai là thực khách, dùng Hổ quái mục nhân sự mà luận. Cả hai đều có mục riêng ở Bát quái Vạn vật thuộc loại ở phần I.

7. CHIÊM CẦU MƯU
Cầu mưu lấy Thể làm chủ. Dụng làm mưu sự.
Thể khắc Dụng, mưu tất thành nhưng chậm.
Dụng khắc Thể, mưu bất thành nếu thành cũng có hại.
Dụng sinh Thể, mưu sự thành đạt mà có lợi.
Thể sinh Dụng, mưu sự khó thành chẳng được vừa ý.
Thể Dụng tỵ hòa, mưu sự xứng tâm.


8. CHIÊM CẦU DANH
Cầu danh lấy Thể làm chủ, Dụng làm danh.
Thể khắc Dụng, danh khả thành nhưng phải chậm.
Dụng khắc Thể danh bất khả thành.
Thể sinh Dụng, danh bất khả tựu, hoặc nhân danh mà thất chí.
Dụng sinh Thể, công danh thành toại hoặc nhân danh mà có lợi.
Thể Dụng tỵ hòa, công danh xứng ý.
Muốn biết ngày nào thành danh dùng Khí quái của quẻ sinh Thể mà suy.
Muốn biết chức nhiệm phương sở dùng Biến-quái mà quyết đoán.
Nếu không có quẻ khắc Thể, thì danh dễ thành, muốn biết nhạt kỳ, thì xem nơi mục Thời tự mà định ngày giờ.
Bằng như kẻ chiêm quẻ còn tại chức,tối kỵ nhất thấy quẻ khắc Thể, thấy nó tức là thấy họa, nhẹ thì bị khiển trách, nặng thì phải cách chức thôi quan, mà nhật kỳ cũng ứng vào Khí quái khắc Thể, ở mục Bát quái Vạn Vật ở phần I, mục Thời tự mà suy.

9. CHIÊM CẦU TÀI
Xem cầu tài lấy Thể làm chủ, Dụng làm tài.
Thể khắc Dụng có tài, Dụng khắc Thể vô tài.
Thể sinh Dụng ắt tài hao tổn,
Dụng sinh Thể, tài càng phát đạt.
Thể Dụng tỵ hòa, tài lợi khoái tâm.
Muốn biết ngày có tài, dùng khí quái của quẻ sinh Thể mà suy.
Muốn biết ngày phá tài, lấy khí quái của quẻ khắc Thể mà đoán.
Nếu trong chánh quái, thấy có quẻ Thể khắc Dụng, hoặc có quẻ Dụng sinh Thể, tất là có tài, xem khí quái của chánh quái, thì biết ngay nhật kỳ.
Trái lại, nếu thấy Dụng khắc Thể, hay Thể sinh Dụng, ấy là quẻ phá tài, xem khí quái, biết ngay thời kỳ phá sản.

10. CHIÊM GIAO DỊCH
Xem giao dịch lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự giao dịch
Thể khắc Dụng, giao dịch thành mà chậm.
Dụng khắc Thể bất thành.
Thể sinh Dụng nan thành, hoặc nhân sự giao dịch mà hóa ra có hại.
Dụng sinh Thể tất thành, thành mà có lợi lớn.
Thể Dụng tỵ hòa giao dịch thành toại.

11. CHIÊM XUẤT HÀNH
Xem quẻ xuất hành, lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự xuất hành.
Thể khắc Dụng, xuất hành tốt được nhiều lợi lớn.
Dụng khắc Thể, đi ắt có họa.
Thể sinh Dụng ra đi ắt phá tài.
Dụng sinh Thể, ngoại tài vô lượng.
Thể Dụng tỵ hòa xuất hành tiện lợi.

Phàm xuất hành Thể nên thừa vượng và chư quái cần phải sinh Thể mới tốt.
Quái Thể mà Chấn Càn thì chủ đa động,
Khôn Cấn chủ bất động.
Tốn nên đi bằng thuyền,
Ly nên đi bộ hành,
Khảm phòng thất thoát,
Đoài chủ phân tranh (lộn xộn, khẩu thiệt)

12. CHIÊM HÀNH NHÂN
Chiêm hành nhân lấy Thể làm chủ, Dụng làm hành nhân.
Thể khắc Dụng, hành nhân về mà trễ.
Dụng khắc Thể, hành nhân không về.
Thể sinh Dụng, hành nhân chưa về.
Dụng sinh Thể, hành nhân sẽ tới.
Thể Dụng tỵ hòa, ngày về sắp tới.
Lại xem quẻ Dụng mà vượng lại phùng sinh thì hành nhân ở ngoài rất phong túc. Nếu phùng suy mà lại gặp khắc, ắt tại ngoại thọ tai.
Quẻ Chấn phần nhiều chẳng được an ninh,
Cấn thì bị trở ngại,
Khảm gặp nhiều hiểm họa,
Đoài thì càng lộn xộn phân tranh.


13. CHIÊM YẾT KIẾN
Chiêm yết kiến lấy Thể làm chủ chính mình, Dụng làm người mình muốn gặp.
Thể khắc Dụng hì gặp.
Dụng khắc Thể không gặp.
Thể sinh Dụng, có gặp cũng khó khăn lắm mà có gặp chăng thì cũng chẳng có lợi gì.
Dụng sinh Thể đối diện tương phùng, hòa đàm tương đắc.
Thể Dụng tỵ hòa, hoan nhiên tương kiến.

14. CHIÊM THẤT VẬT
Xem thất vật lấy Thể làm chủ, Dụng làm thất vật.
Thể khắc Dụng, tìm được nhưng phải chậm.
Dụng khắc Thể, tìm không được.
Thể sinh Dụng, rất khó tìm.
Dụng sinh Thể, tìm ngay được thấy.
Thể Dụng tỵ hòa, của không mất.

Lại xem Biến quái cho biết phương hướng nào:
- Biến quái là Càn thì tìm ngay phương Tây Bắc, hoặc trên lầu gác các công sở hoặc dấu ở bên kim thạch, hoặc dấu trong vật hình tròn, hoặc chỗ trên cao khỏi mặt đất.
- Biến quái là Khôn tìm hướng Đông Nam, gần ruộng vườn hoặc ở kho vựa hoặc chỗ gặt hái, hoặc chôn trong hang dưới đất hoặc trong đống gạch ngói hoặc trong đồ hình vuông.
- Biến quái là Chấn tìm về hướng Đông, gần chỗ sơn lâm, hoặc dấu trong bụi gai góc, hoặc gần chỗ trống chiêng, hoặc ở trong chiêng trống, hoặc ở chỗ ồn ào hoặc gần đường cái.
- Biến quái là Tốn tìm phương Đông Nam, hoặc gần chỗ sơn lâm, hoặc gần chùa chiền, hoặc tại vườn rau hoặc trong xe thuyền, hoặc dấu trong đồ bằng mộc.
- Biến quái là Khảm tìm phương Bắc, dấu gần ven nước hoặc gần kinh ngòi, mương rảnh, giếng ao hoặc gần chỗ để rượu, dấm hoặc ở chỗ có cá muối.
- Biến quái là Ly tìm phương Nam, gần lò bếp, hoặc ở gần cửa sổ, hoặc dấu ở nhà trống, hoặc gần chỗ văn thư hoặc ở chỗ có khói lửa.
- Biến quái là Cấn tìm phương Đông Bắc, gần chỗ sơn lâm, hoặc gần mé đường, hoặc chỗ đá sỏi hoặc dấu trong hang đá.
- Biến quái là Đoài tìm phương Tây, hoặc gần bờ ao giếng, hoặc trong đống vách tường đổ vở, hoặc trong nền hoang đổ nát, hoặc trong ao giếng bỏ hoang.

15. CHIÊM TẬT BỆNH
Chiêm bệnh thì lấy Thể làm bệnh nhân, Dụng làm bệnh chứng.
Thể quái nên vượng chẳng nên suy, Thể nên phùng sinh không nên thấy khắc.
Dụng sinh Thể chớ nên khắc Thể,
Thể sinh Dụng bệnh dễ lành.
Dụng sinh Thể bệnh khó khỏi.
Thể khắc Dụng không thuốc cũng lành.
Dụng khắc Thể tốn thuốc vô công.
Nếu Thể phùng khắc nhưng được vượng khí thì cũng còn hy vọng.
Thể ngộ khắc mà lại gặp suy, đoán chẳng được bao nhiêu ngày nữa.
Muốn biết có thể cứu được trong cơn hung thì xem có quẻ nào sinh Thể chăng.
Thể sinh Dụng, bịnh dây dưa liên sàng,
Dụng sinh Thể bịnh càng chóng khỏi.
Thể Dụng tỵ hòa ắt bịnh chẳng phải lo.

Muốn xem bịnh ngày nào khỏi hẳn, xét ở quẻ sinh Thể mà suy, muốn rõ thời kỳ lâm nguy, xét quẻ khắc Thể mà định.
Muốn biết bịnh cho uống thuốc gì, xét quẻ sinh Thể mà xử dụng như:
- Ly quái sinh Thể nên uống thuốc sắc chín.
- Khảm quái sinh Thể nên uống thuốc lạnh.
- Cấn thì ôn bổ, Càn Đoài thì dùng lương dược (thuốc mát).

Nếu có thuyết tin quỷ thần tuy không phải là đạo của Dịch, nhưng cũng không nói rằng Dịch đạo chẳng lưu tâm, hãy lấy lý mà suy, như có quái khắc Thể, tức biết được bịnh phạn quỷ thần.
- Càn quái khắc Thể, chủ Tây Bắc phương chi thần, hoặc binh đao chi quỷ, hoặc thiên thời hành khí, hoặc xung chính chi tà thần.
- Khôn thuộc Tây Nam chi thần, hoặc khóang dạ (ruộng đồng) chi quỷ, hoặc liên thân chi quỷ (quỷ ở cạnh nhà), hoặc phạm Thổ Thủy thần trong làng, hoặc phạm quỷ đạo lộ, hoặc phạm vô chủ chi quỷ.
- Chấn thuộc Đông phương hoặc Mộc hạ chi thần, hoặc yêu quái, hoặc bị ảnh hưởng chi thời.
- Tốn là quỷ Đông Nam, hoặc quỷ tự ải tự sát hoặc quỷ già tỏa trí mạng (bị xiềng xích mà chết, thắt cổ treo cây v.v...)
- Khảm là quỷ phương Bắc, hoặc Thủy thần, hoặc trầm mịch chi vong, hoặc quyết bịnh chi quỷ.
- Ly thì quỷ Nam phương, hoặc Dũng mạnh chi thần, hoặc phạm Táo tự, hoặc đắc tội Tổ tiên, hoặc bị Phần thiêu chi quỷ, hoặc bị quỷ đau sót mạng vong.
- Cấn là bị thần phương Đông Bắc, hoặc bị sơn lâm chi thần, hoặc bị sơn tiêu (yêu quái hiện người), mộc khách hoặc Thổ quái thạch tinh.
- Đoài thì phạm Tây Nam hoặc Trận vong chi quỷ hoặc Phế tật chi quỷ hoặc Vẩn kỉnh tường sinh (thắt cổ tự sát, xiềng xích mà chết) chi quỷ.
Trong Bản quái không có quẻ khắc Thể thì chớ nên bàn đến.
Lại có người hỏi: Chiêm bịnh mà gặp quẻ Càn Khôn, tức là quẻ Thiên Địa Bí thì đoán như thế nào?


Phần Tổng Quyết
SỰ TRỌNG YẾU SÂU KÍNH CỦA TÂM DỊCH VỀ PHÉP CHIÊM BỐC
Trong thiên hạ có sự dữ sự lành, nhờ chiêm bốc mà biết được sự trọng yếu.
Sự lý trong thiên hạ không có hình tích, dùng giả tượng để hiểu rõ cái nghĩa. Cho nên quẻ Càn, có lý chắc chắn để tượng trưng cho loài ngựa (mã), vậy cho nên phép chiêm bốc ngụ cái lý của cát hung, chỉ nhờ vào quái tượng để biện minh. Vậy quái tượng nhất định chẳng khác gì cái lý mà nếu không biết đạo biến thông thì chẳng bao giờ hiểu được sự nhiệm mầu.Dịch số là chỉ có biến dịch mà thôi: chí như hôm nay toán quẻ Quan Mai (ngắm bông mai), mà được quẻ Cách (Trạch Hỏa Cách) biết rằng sẽ có thiếu nữ bẻ hoa. Ngày sau quả thật có thiêu nữ đến bẻ hoa, có thể như vậy sao?
Hôm nay toán quẻ Mẫu Đơn, mà được quẻ Cấu (Thiên Phong Cấu) biết được vườn Mẫu đơn sẽ bị ngựa dẫm nát, ngày hôm sau quả thật có ngựa phá hủy vườn Mẫu đơn, thế sao?

Vả chưng quẻ Đoài không phải chỉ sở thuộc thiếu nữ mà thôi, cũng như quẻ Càn, cũng không phải chỉ sở thuộc ngựa mà thôi, có thể kẻ khác bẻ bông, và cũng có thể là một loài nào đó phá hủy vườn Mẫu đơn. Cho nên sự suy xét phải thật tinh vi, mới có thể định được cái sở thuộc về vật gì. Than ôi! Đạo chiêm bốc rất cần yếu nhất là biến thông, hiểu được biến thông tất đạt được Tâm Dịch cao siêu vậy.

CHIÊM BỐC TỔNG QUYẾT
Đại để phép chiêm bốc, sau khi đã bố thành quẻ rồi, trước hết xem xét Hào từ của Chu Dịch để đoán cát hung. Thí dụ:

Càn sơ cửu là rồng ở ẩn, nên mọi việc đều còn nấp kín (âm thầm, chưa hiện rõ)
Cửu nhị là rồng xuất hiện tại điềnthì lợi gặp đại nhân, nên yết kiến quý nhân.

Thứ đến, xem Thể Dụng của quẻ, để luận Ngũ Hành sinh khắc. Thể Dụng tức là cái thuyết Động và Tịnh:
- Thể là chủ, Dụng là sự việc, ứng dụng sự thể.
- Thể Dụng tỵ hòa (như nhau, hòa nhau) là tốt.
- Thể sinh Dụng hay Dụng khắc Thể là xấu.

Lại xem đến khắc ứng, như đương thời chiêm bốc:
- Nghe nói vui tươi, hay thấy triệu chứng tốt lành là tốt.
- Nghe nói hung dữ hoặc thấy triệu chứng xấu là xấu.
- Thấy vật tròn nguyên vẹn biểu hiệu sự thành công.
- Thấy vật sứt mẻ hư hao biểu lộ sự thất bại.

Lại xét cái động tịnh của bản thân ta như:
- Ngồi: ứng sự chậm trễ,
- Đi: ứng sự mau,
- Chạy: ứng sự mau hơn nữa,
- Nằm: ứng sự chậm hơn.

Muốn thông suốt sự chiêm bốc, cần nhất lấy
Dịch quái làm chủ, thứ đến khắc ứng:
- Cả hai nếu tốt thì thật là tốt,
- Cả hai đều xấu lại càng xấu hơn.

Nếu một xấu, một tốt nên xét rõ quái từ với Thể Dụng, khắc ứng các loại mà đoán. Vậy nên phải xét suy cho đầy đủ, chứ không nên vịn vào một chi tiết nhỏ nhặt mà đoán được.

LUẬN LÝ VỀ CHIÊM BỐC
Phép chiêm bốc cần phải luận lý mới được đầy đủ, nếu cứ luận về số mà không luận đến lý, và nếu căn cứ một chi tiết nhỏ thì không thể linh nghiệm được.
- Tỷ như toán về sự ăn uống mà được quẻ Chấn, vì Chấn tượng trưng cho Long (con rồng), nếu lấy lý mà luận thì không thể nói rồng được, ta phải lấy lý ngư (cá gáy) mà thay vào.
- Còn như toán về thiên thời mà được quẻ Chấn tượng trưng cho sấm, nếu đương thời ta ở về mùa Đông, theo lý thì không thể có sấm được, nên ta phải kể là gió bão làm chấn động vậy.
Cho nên theo mấy thí dụ kể trên, cần phải xét lý cho tường, ấy mới phải đạo chiêm bốc thật sâu xa vậy.

TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN LUẬN
Đoán quẻ về Hậu Thiên, tốt hay xấu chỉ luận về quái (quẻ) mà thôi, không cần dùng đến Hào từ của Dịch; còn Hậu Thiên lại dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán, tại sao thế?
Vì Tiên Thiên trước được số chưa được quái (quẻ), như vậy là chưa có Dịch Thư mà đã có dịch lý trước rồi, cho nên không cần dùng đến Dịch thư nữa, mà chỉ chuyên lấy quái (quẻ) mà đoán thôi.
Còn Hậu Thiên trước tiên được quái (quẻ) rồi dùng quái mà vạch ra Từ sau Dịch vậy, cho nên dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán.
Và cách bố quái (khí quái hay dàn quái) Tiên thiên không giống Hậu Thiên, như cách bố quái của Hậu Thiên mà số cũng bất đồng nhất (khác nhau), Nay nhiều người tính: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung cung 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9; lấy những số ấy dùng để tính quẻ.
Vì Thánh nhân làm Dịch vạch ra quái (quẻ) đầu tiên lấy Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái thêm vào một bội số thì tự thành ra Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8; vậy chiêm bốc, bố quái hợp với những số ấy mà dùng.
Vả nay nhiều người bố quái Hậu Thiên phần nhiều không gia thời, lập được một quẻ chỉ lấy một Hào động, mà lại không dùng đến đạo biến thông. Vậy lập quẻ Hậu Thiên tất phải gia thời mới được. Lại như quái Tiên Thiên định thời ứng kỳ, thì lấy Quái khí:
- Như Càn Đoài ứng vào Canh Tân và năm, ngày thuộc Kim, hoặc Càn tức ngày, giờ Tuất Hợi; Đoài tức ngày, giờ Dậu.
- Như Chấn, Tốn phải ứng vào Giáp Ất và năm, ngày thuộc Mộc, hoặc Chấn tức Mẹo, Tốn tức Thìn.

Hậu Thiên: Lấy số quẻ gia thêm số giờ (thời) tổng cộng để phân định ứng kỳ của sự việc, và phân ra bằng đi, ngồi, đứng, làm mau, chậm. Số quẻ gia thời đó, ứng được việc gần, mà chẳng có thể xét định việc xa hơn, nên phải hợp số cả Tiên Thiên và Hậu Thiên lại quyết đoán ứng kỳ vậy.
Vả lại phàm toán quẻ để đoán cát hung, mà thấy rõ sự lý, thì chỉ thấy được toàn quái, Thể dụng sinh khắc, với tham khảo luôn cả Dịch từ, vậy mới linh thông.
Ngày này theo quái Hậu Thiên không dùng tới Lục Thập Hoa Giáp, mà chỉ dùng giờ, phương, tốt xấu, bại, vong để trợ đoán mà thôi, và Lịch tượng tuyển thời (coi chọn ngày giờ) thì Chu Dịch lại càng không thích ứng, nên không dùng đến nữa.

THỂ DỤNG TỔNG QUYẾT
Như Dịch quái là phơi bày đạo chiêm bốc, thì lấy Dịch quái làm thể, lấy sự chiêm bốc làm Dụng để ngụ ý cho Động và Tịnh quái để phân chia chủ và khách ấy là cái chuẩn tắc của sự chiêm bốc.
Đại để cái thuyết Thể và Dụng là:
Thể quái làm chủ, Dụng quái làm sự việc, Hổ quái là trung gian của Sự và Thể, khắc ứng và Biến quái là kết quả
của sự việc. Quái khí của Ứng thể thì phải khí thịnh, chớ không được khí suy.


đường tình duyên sao dÃƒÆ la canh ngọ 1990 mơ thấy mình hát cẠu an tu vi Top 5 con giáp cả đời sống sung túc ngá xem phong thuy dương trạch mơ thấy hạt đậu con số Hà Đồ người mù các mẫu chữ ký đẹp tên anh Ất hợi Âm lịch cong Thiên Lương Hội Làng Tó sao hữu bật tại cung phu thê nốt ruồi phú quý Sao THIÊN LƯƠNG cung menh cổ Xem mệnh tá µ Hội Phong Chúa sao Vũ Khúc tuỏi phát tài mâm cơm cúng tất niên tuong tà dà m chùa cổ chỉnh Chính tẠmá 12 con Bể Học tử vi Bắc Phái tướng ngón tay cái bẻ ngược tuổi tuất Tuần cung Tử Tức gia Giám Sao bệnh Cự môn Sao Cu mon xem ngày tốt Văn khấn Thanh Minh tại nhà ten con cỡ