Đạo và Thuyết âm dương

Đạo là nguyên lý và tiến trình kết hợp con người và vũ trụ. Đạo được dịch là “con đường” hay “lối đi”. Về nguyên lý, Đạo phát sinh từ sự quân bình, sự hài hoà, hợp nhất của các động lực đối nghịch và bổ sung cho nhau. Qua sự hiểu biết về Đạo, các nhà phong thủy đi tìm sự quân bình để đạt tới hài hoà trong môi trường sống.

 

Lý thuyết về âm dương là một tên gọi của Đạo. Hai lực này đối nghịch nhau và cùng nhau tạo nên mọi hình thái của đời sống. Âm thì mờ tối , Dương thì sáng sủa, Âm thụ động, Dương tích cực. Quan niệm Âm- Dương xem con người và môi trường làm một. Đó là nhà ở, chỗ làm việc, núi đồi, sông suối, quả đất và không gian. Nếu bạn hiểu được những gì phong thuỷ trình bày, thì bạn có thể gìn giữ được sự quân bình bên trong, để được may mắn và cải thiện số mệnh của mình.

Môn Phong thuỷ có nhiệm vụ tìm kiếm để tạo ra một nơi cho việc sinh sống được quân bình, hài hoà, người ngụ cư được sức khoẻ dồi dào. Ý nghĩa của sự cân bằng không thuần ở sự đối xứng bên ngoài. Nó sắp xếp nhà cửa và con người với các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo để có được sự hài hoà và yên lành trong môi trường chung quanh.

Khí, nguồn năng lượng trong phong thủy

Khí được dịch là hơi thở hay năng lượng là ý niệm quan trọng nhất trong thuật phong thuỷ. Khí là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến đời sống loài người. Khí là năng lượng hay lực tạo nên núi, điều hướng sông suối, màu sắc, hình dạng cây cỏ. Năng lượng này người ta gọi là “long điểm”. Trong thuật Phong thuỷ, các chuyên gia thăm dò mạch tốt hay “dưỡng” khí và rồi khơi hướng, thanh lọc khí để bồi dưỡng sự sống và người ngụ cư.

Từ xa xưa, người Hoa cho rằng khí ảnh hưởng đến vận mạng và các liên hệ xã hội của một người. Dù sao cũng có giới hạn của nó. Tuy nhiên, dưỡng khí làm vận may khá hơn; khác với người có sẵn dịp may mà không luyện khí. Làm thế nào để cân bằng khí vận hành trong môi trường giúp tăng và hài hoà với năng lượng chúng ta. Khí của người và cả ngôi nhà giống nhau, cả hai phải vận chuyển điều hoà. Khí của một ngôi nhà ảnh hưởng đến bầu không khí và người ở nơi ấy. Có một vài nơi chúng ta cảm thấy thích thú dễ chịu, có nơi ta cảm thấy bứt rứt khó chịu: Có chỗ thì sinh động sáng sủa, có chỗ lại lạnh lẽo, âm u, nặng nề.

Điều hoà và tăng vận khí là mục đích căn bản của phong thủy. Vượng khí vào nhà làm vượng khí cho người ngụ cư. Ý niệm về khí là điều cốt tủy trong việc đánh giá nhà cửa, văn phòng, đất đai cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Ngũ hành trong phong thủy

Cùng với Âm- Dương, ngũ hành là một phương thức bổ sung để phân tích và hòa điệu khí của người và ngôi nhà. Khí chia thành 5 nguyên tố sau: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Những hành này là tính chất tinh tuý của mọi sự, mọi vật. Các hành này cùng kết hợp với các màu sắc, mùa màng, phương hướng, tinh tú, các phủ tạng trong người v.v…Phong thủy dùng chu kỳ của các màu sắc để điều chỉnh khí.

Trong chu kỳ sáng tạo (tương sinh), Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy,Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa. Trong chu kỳ hủy diệt (tương khắc), Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Giải pháp khắc phục nhược điểm của nhà và đất

Có hai cách giải quyết các khó khăn trở ngại là: nhập thế và xuất thế.Cánh nhập thế là giải pháp hợp lý theo kinh nghiệm và hiểu biết của chúng ta. Nhưng quan trọng không kém là cách chữa xuất thế, không hiểu được bằng lý luận thông thường và rất bí mật. Cách chữa nhập thế trên các bình diện của nó song hành với các tư tưởng hiện đại của vật lý, y khoa và trang trí. Cách chữa xuất thế thì cách xa tầm hiểu biết, khám phá nó như nằm trong tiềm thức của chúng ta vậy.

Kết quả mỹ mãn cách chữa xuất thế của môn Phong thủy là làm tăng luồng vận khí. Đặc tính phổ biến của thuật xuất thế được thực hành qua 3 kỹ thuật căn bản sau đây:

    1. Phương pháp tiếp khí: bằng cách tháp khí từ một nơi hay từ dưới lòng đất cách xa đó.

    2. Phương pháp bình khí: để làm môi trường xung quanh hoà nhập vào nhau. Nếu căn nhà có hình thù kỳ dị thì hãy tạo ra phong cảnh hay kiến trúc phụ thuộc để tạo quân bình.

    3. Phương pháp nổi bật: để gia tăng và bổ sung khí vận - bằng cách trang bị thêm một bóng đèn sáng, vòi phun nước, bể nuôi cá làm sinh động không khí yếu và tù hãm cũng như làm khí vận chuyển khắp nhà. Mặt khác, ta dùng vật có thanh nhạc như quạt gió, khánh hay chuông.

Chín Cách Chữa Căn Bản
1. Những đồ vật phản quang: gương soi, thủy tinh cầu, đèn.
2.
Âm thanh: khánh, chuông
3.
Sinh vật: cây kiểng, bonsai, hoa, cá cảnh.
4.
Vật di động: quạt gió, vòi phun nước, con quay.
5.
Vật nặng: đá tảng, pho tượng.
6.
Đồ điện: tivi, dàn máy nhạc, máy điều hòa.
7.
Ống sáo tre
8.
Màu sắc.
9.
Những thứ khác.

 

Vật phản quang
    Gương soi:

    Gương soi chữa buồn phiền cho gia chủ - dùng cả trong lẫn ngoài. Dùng ở ngoài, nó làm hung khí lệch hướng từ ngoài đường nhắm vào, từ tòa cao ốc hay từ đám tang bên cạnh.

    Gương vừa phản hồi vừa bảo vệ người ta tránh được các luồng tà khí. Nếu có một con đường chạy thẳng vào cửa ngõ, treo gương trên cửa ra vào.

    Gương có nhiều công dụng khi dùng trong nhà và văn phòng. Trong nhà, dùng loại càng lớn càng tốt. Nên treo gương vừa tầm, nếu thấp quá nó gây nhức đầu và giáng khí người nhà, nếu cao quá nó làm mọi người khó chịu. Ở nơi chật hẹp, gương giúp dễ vận khí, tạo cảm giác rộng và sáng.

    Quả cầu thủy tinh(có nhiều góc cạnh nhỏ):

    Được dùng để điều chỉnh khí trong nhà và trong văn phòng, giải trừ thiết kế lệch lạc, làm tốt hơn các cung trong Bát quái. Làm tán hung khí trong nội thất vá ngoại biên. Thủy tinh cầu dùng tăng vượng khí vận trong nhà để giúp người cư ngụ cải thiện cuộc đời.

    Ánh sáng giúp đỡ rất đắc lực trong thuật phong thủy. Bản thân ánh sáng là điều quan trọng trong bất cứ môi trường nào. Hãy đặt ngọn đèn pha bên ngoài một căn nhà hình chữ L, nó sửa lại được cho góc ấy vuông vắn. Ở trong nhà đèn tượng trưng cho mặt trời ban phát sức lực từ đó- làm vượg khí trong nhà.

  Âm thanh

    Khánh được sử dụng để điều hòa vận khí. Nó làm tán tà khí trong và ngoài nhà, làm dịu hòa và tái định hướng khí của con đường hay khí ở đồi núi được lợi ích và cân bằng hơn. Khánh hay chuông có thể dùng để chiêu khí lành và tiền bạc hay thương vụ vào nhà. Treo gần lối ra vào để cảnh giác kẻ xâm nhập.

  Sinh vật

    Cây cối và bông hoa: có thể thật hay giả không chỉ tượng trưng cho cuộc sống, tư nhiên và sự tăng trưởng mà còn dẫn dưỡng khí đều khắp nhà. Đặt cây cảnh ở hai bên lối vào nhà để thu hút khí tốt.

    Hồ cá kiểng: cũng giống cây cối, nó là tiểu vũ trụ trong thiên nhiên. nước, cốt tủy để nuôi cây là biểu tượng cho tiền bạc. Khi quang cảnh thiếu chất tươi nhuận người ta dùng hồ cá kiểng nhằm gửi sự sống động dưỡng khí để tạo của cải. Tại văn phòng người ta dùng cá để thu hút tai họa và vận xấu nói chung khi có con nào chết phải lập tức thay con khác.

  Vật di động

    Sức gió hay sức của điện từ như cối xay gió, chong chóng và đồ đo thời tiết cũng kích thích cho khí vận hành và làm lệch hướng các lực lón mạnh của đường lộ và hành lang dài chĩa vào nhà.

    Bồn phun nước, suối nước nhân tạo ở ngoài hay trong nhà nó vận khí tạo ra tiền. Chúng dùng để bảo vệ sức nước làm tán tử khí hay con đường hình mũi tên đâm tới. Bồn phun nước tạo ra khí lành, trong thương mại người ta dùng nó để chiêu lợi

  Vật nặng

    Đá tảng hay pho tượng: có khi tảng đá hay pho tượng được đặt đúng chỗ có thể ổn định một vị trí phức tạp, giữ được chỗ làm hay cầm chân vợ hoặc chồng (không chia ly).

  Đồ điện

    Những máy móc chạy điện dùng để kích thích môi trường xung quanh.

  Sáo

    Ống sáo tre dùng diễn tả sự thái bình và báo tinh lành. Sự hiện diện của ống sáo đem lại sự bình an ổn định nhà cửa và công việc thương mại. Sáo dùng vào việc vệ khí. Âm thanh trỗi lên của sáo gíup cho khí trong nhà linh hoạt hơn.

  Màu sắc

    Màu sắc sử dụng trong phòng ốc làm tăng sinh khí con người.

    Đen là màu của nước, nước lại là yếu tố thu hút tiền bạc; tuy nhiên, màu đen là màu giảm ánh sáng và tránh dùng.

    Đỏ màu hưng phấn dùng trong đám cưới và các dịp lễ tết.

    Trắng là màu tang chế, tránh dùng.

    Màu vàng, màu của ánh dương biểu thị tuổi thọ. Màu xanh (lá cây) của mùa xuân biểu thị sức tăng trưởng, tươi mát và yên tịnh.

    Xanh da trời màu nhạt sắc của bầu trời. Nó tạo may mắn, tuy thế nó là màu lạnh, lợt lạt.

  Những cái khác

    Thuật Phong thủy cũng dùng các cáh chữa rộng rãi tùy trường hợp mà áp dụng:

    - Giải lụa đỏ cột trên khoen gõ cửa
    - Viền giải lụa dọc theo và để che hướng lệch
    - Phấn để dưới giường chữa đau lưng

Định vị nhà trên một vùng đất

Theo thuật Phong thủy, vị trí của ta trong vũ trụ ảnh hưởng đến ta. Sự liên hệ của một nhà cao tầng với con đường tạo ra những dịp may, thịnh vượng và sức khỏe đem vào nhà. Khoảng cách từ nhà đến con đường ít nhất bằng nửa chiều sâu toà nhà đó.

Cách chữa: dùng đèn chiếu sáng hay một dòng nước ngăn giữa căn nhà và con đường, như thế dòng khí sẽ được nâng lên cao. Cách nữa là đặt trên mái nhà một cái giỏ nhỏ hay treo khánh hoặc gương ở trong nhà, nhưng biện pháp này ít hiệu nghiệm.

Trong miếng đất chia ra làm 3 phần ta đặt nhà ở phần giữa là cân bằng nhất. Kế đến đặt trên phần cuối tốt hơn phần đầu.

Cách chữa: nếu căn nhà không nằm ở phần giữa lô đất ta hãy trồng cây, trụ đèn hay tảng đá lớn ở cuối lô đất để làm cho vị trí căn nhà được cân đối.

Hình dáng của lô đất là:

1. Mảnh đất tròn hứa hẹn nhiều cơ may phát triển trong nghề nghiệp. Nếu căn nhà xây theo hình vuông ngay trọng tâm lỗ đất thì vấn đề tài chính của người ngụ cư rất dồi dào.

2. Thông thường thì miếng đất hình vuông là tốt. Khi nhà nằm tại phía trước của nửa lô đất, người ngụ cư, đất phát tốt trong lúc đầu nhưng về sau lại gặp điều thất bại chua xót. Tốt hơn là xây nhà ngay trong trung tâm để tạo sự cân bằng trong đời sống, sự nghiệp thành công và tiền của dồi dào. Cách chữa nếu nhà bạn đã xây nhà tại phía trước của nửa lô đất đặt một trụ đèn chiếu ở giữa đường ranh đất sau nhà và hai đèn ở hai bên góc trước nhà, các đèn đều chiếu vào mái nhà.

3. Hình chữ nhật: Nếu đã xây nhà ở phía trước của lô đất thì dùng cách chữa như ở lô dất hình vuông.

4. Lô đất với đường vòng cung ở mặt tiền hiển nhiên có vẻ mạnh mẽ, nó sẽ thu hút tiền bạc và thành công trong sự nghiệp cho người ngụ cư. Nếu mảnh đất có hình vòng cung ở sau nhà mà nhà ở giữa trung tâm hoặc nằm ở phía sau của lô đất thì người ngụ cư sống yên lành. Nếu căn nhà lại nằm phía trước lô đất thì nhà này không ổn định trong nghề nghiệp và thường bệnh hoạn ốm đau.

5. Lô đất hình thoi là tốt. Xây nhà tại trung tâm lô đất hay là phần phía trước sẽ giúp cho sự nghiệp phát đạt mau chóng. Nếu nhà nằm ở phần đất phía sau thì nghề nghiệp của người ngụ cư sẽ chắc chắn nhưng không phát triển mau lẹ.

6. Nhà làm trên lô đất có góc cạnh như viên kim cương thì rất tốt nếu có đường song song với cạnh lô đất và cổng vào nhà không mở ra phía góc.

Cách chữa: nếu nhà đã xây hướng vào một góc nào của lô đất thì hãy đổi lại bằng cách trồng cây to cao, cột cờ hay đèn pha ở phía sau nhà.

7. Làm nhà trên lô đất hình tam giác có cửa ra vào nhìn ra góc thì không ổn mà nên quay ra phía bên cạnh. Nên xây nhà vào xế của góc như mảnh đất hình con sò thì giữ được tiền bạc. Còn nếu nhà nằm chính giữa lô đất, cửa đối với góc đất thì nguồn thu nhập của người trong nhà sẽ kém.

Cách chữa: hãy trồng trụ cờ hay cây để che gió ấy đi.

8. Lô đất hình bán nguyệt rất tốt, thông thường xây nhà ở giữa lô đất nhái hình nữa đồng tiền cổ.

9. Với một lô đất có dạng như lưng lạc đà thì căn nhà nên xây tại trung tâm lô đất nếu đủ chỗ (phía trước lô đất phải rộng gấp hai chiều cao căn nhà). Vị trí xấu là ở hai cái bứu lạc đà. Nếu căn nhà xây nơi bứu trái thì gia đình sẽ gặp nhiều đau thương và nếu bên phải thì con cái gặp trở ngại trong đời sống.

Cách chữa: xây thêm phần phụ cho gia đình ( cách giải cho bứu trái) và phần phụ cho con cái và “ tử tức” (cách giải cho bứu phải) phần của chủ phòng – phòng ở của chủ gia đình.

10. Lô đất chữ L hay lô không có góc cạnh có thể kém may mắn cũng như một phần đời của người ngụ cư đã đánh mất.

Cách chữa: Nếu nhà chưa xây hãy xây nhà ở vị trí nhìn ra góc chính của mảnh đất, và phải cách xa góc ấy ít nhất bảy mét. Trồng cây to sau nhà hay đèn trụ và trồng thêm dọc theo đất thiếu góc cạnh vài bụi cây. Theo cách chữa này thì sự thành công có thể đạt được dù đó là một dạng thất cách.

12. Đối với lô đất chữ T hãy xem đường vào lô đất ở đâu ở đâu. Nếu đường vào ở đáy chữ thì thăng tiền nghề nghiệp nhưng kém về đường học vấn và không có quý nhân phù trợ. Nếu đường và mảnh đất ở phía trên chữ T thì người ngụ cư đau khổ về đường hôn nhân và tiền bạc.

Cách chữa: hãy trồng loại cây leo dọc cánh dưới chữ T

Đường sá

Đường sá cũng giống như sông ngòi, nó là phương tiện để chuyển khí. Những đường cong và đường viền theo tự nhiên rất phù hợp cho việc vận tải đường khí. Còn những đường lộ thẳng tắp lại vân khí quá mau và trở nên nguy hiểm. Nó giống như mũi tên gọi là “tử” khí.
Cách chữa: Treo gương trên cửa ra vào hướng ra đường, làm một lạch nước, một cái cánh gió hình mũi tên ở khoảng cách giữa đường và nhà.
Đường lộ cho xe chạy cũng là đường khí vận hành, nó nối liền căn nhà với mạch chính của con đường. Đường này nên làm bằng phẳng, lượn khúc và tương đối cao bằng đường cái thì tốt hơn cả thêm nữa để loại trừ trọc khí bên ngoài.
Con đường giống như chĩa ba ở trước cửa nhà là ý nghĩa tình cha con thường xô xát và gia đình bất hoà, mỗi ngưới đi mỗi ngã.
Cách chữa: Sơn chấm đỏ hay xây gạch thành chấm gạch ngang đường đi, đường xe.
Một hình bát quái xây ở trước nhà làm tổn thương tình họ hàng giữa các dòng tộc con cháu (cửa ra vào là vị trí “thủy” của nhà còn ở cuối đường là cung “hoả” khiến nó khắc chế và hủy hoại liên hệ của nhau.

Cách chữa: đặt đèn trụ, trồng cây, vòi phun nước, hoa lá hay quạt gió trong giữa hình bát quái.

Đường lộ hẹp lại ở đoạn cuối có nghĩa là nghề nghiệp và tiền bạc bị hao mòn dần đi. Đường có chỗ tệ hại nhất là độ dốc của nó bị chìm mất, không thể nhìn thấy đoạn cuối của nó.
Cách chữa: đặt trụ đèn pha ở chỗ hẹp nhất cho chiếu lên chóp mái nhà để làm những cơ may quay vòng lại về nhà. Nếu đường lộ dốc xuống thì hãy xây lại trụ gạch ở gần cuối đường để chuyển khí về. Nếu đường lộ dốc vào nhà hãy đặt đèn đằng sau nhà để vận khí lên chỗ cao nhất của mái nhà.
Nếu đường nhỏ hơn bề ngang cửa chính thì khí dẫn vào nhà bị thiếu, dịp may của người ngụ cư sẽ bị nghẽn lại.

Cách chữa: mở rộng con đường dẫn khí.



Lối ra vào
 

Lối ra vào có thể ảnh hưởng đến gnười ngụ cư. Ngõ vào phải thoáng, dễ đi lại và lối ra phải sáng sủa. Dẹp bỏ những thứ cản trở gần lối ra vào như cây cối, cột, vách tường… làm cản trở khí vận, cản trở dịp may kiếm tài lộc và sức khoẻ. Tuy nhiên cây cối ở khoảng cách an toàn với ngỏ vào lại thuận tiện trong việc bảo vệ nhà cửa.

    Những lối đi cũng có ảnh hưởng tương tự. Nếu lối đi gần bên nhà cừa rất hẹp nhỏ thì khí người ngụ cưsẽ bị tù túng và mất quân bình.

    Cách chữa: hoặc mở rộng lối đi hoặc tránh trồng cây lớn, cây rậm và bụi cây gần nó. Treo khánh trước cửa.

    Sau đây là một số ví dụ:

    1-2. Theo thông lệ, lối đi vào tốt tạo cảm giác thoáng, thênh thang. Lối đi tới cao ốc phải rộng.

    3.   Lối đi hẹp sẽ giới hạn nghề nghiệp và cả triểnvọng tài chính. Nếu nhà nằm trên triền dốc thì ngõ vào nhìn xuống đồi tốt hơn là cửa ra vào nhìn lên đồi.

    4-5.  Nếu có bậc cấp thì nó phải lên xuống dần chứ không quá dốc. Cửa ra vào phải mở ra trên thềm rộng. Bậc cấp hẹp và dốc không giữ được tiền bạc. Bậc thang từ trên đu xuống nhà thì xấu, làm người ngụ cư phải tanh đấu vất vả trong nghề nghiệp. Để giải quyết trường hợp xấu, người ta đặt đèn pha chiếu từ sau nhà chiếu lên mái.

    6.  Bụi cây trồng làm vinh không khí trong nhà, cây côi tươi tốt và lối đi cần thông thoáng, nếu cây mọc râm quá thì phải cắt xén.

    7.  Cổng ngỏ (mặt tiền) tạo cho nhà một vẻ thoáng và nối vào nhà, để ý đến cột chống mái. Cột chống không quá lớn và gần sát cửa ra vào. Cột tròn tốt hơn vuông, vì vuuông có thể là nguyên do gây bại sản. Để giải quyết cho cột vuông, trồng nho leo cột. Đối với cột to lớn sừng sững ta treo gương ngang tầm mắt hay hàng chữ “xuất nhập an bình” trên cột đó.

    8.  Lối đi dẫn đến cửa ra vào có tể cong vòng nhu cánh cung và có cây trồng gần đó đều được cả.