Ngày 23 tháng Chạp hàng năm người Việt ta lại tất bật làm cơm cúng Táo quân lên chầu trời. Cúng ông Công ông Táo ở bếp hay bàn thờ gia tiên mới chuẩn?
Cúng Táo quân nên ở bếp hay trên bàn thờ gia tiên?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta lại tất bật làm cơm cúng Táo quân lên chầu trời. Táo quân còn được coi là vị thần Bếp, chính vì vậy nhiều người quan niệm rằng phải cúng Táo quân ở bếp mới là đúng.

 

Cúng Táo quân ở bếp là chuẩn nhất

  Ngày 23 tháng Chạp âm lịch hay ngày ông Táo về chầu trời còn được xem như ngày cúng gia tiên, tất niên cuối năm. Cúng Táo quân là lễ mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong Tết Nguyên đán của người Việt, kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến rằm tháng Giêng. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị đón năm mới, đón Tết.

Cung Tao quan nen o bep hay tren ban tho gia tien hinh anh
Ảnh minh họa
Theo quan niệm dân gian, Táo quân là vị thần cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Táo quân bao gồm 2 ông và một bà cũng là tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt ngày xưa. Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp bởi đó là nơi giữ lửa, giữ sinh khí của cả nhà. Táo quân – vị thần Bếp sẽ chính là người biết hết mọi chuyện lớn bé, xấu tốt trong nhà gia chủ.
 
Hàng năm, cứ 23 tháng Chạp là Táo quân lại cưỡi cá chép lên Thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu trong năm của từng nhà. Đồng thời, thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành. Vì vậy, gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ và văn khấn ông Công ông Táo chỉn chu để tiễn các Táo lên chầu Trời.

Vì sao ông Công ông Táo phải lên chầu trời trong sáng ngày 23?
Cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là tục lệ quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Theo
Truyền thống từ xa xưa cho rằng, bàn thờ cúngTáo quân nên đặt ở trong bếp, vị trí trên hoặc bên cạnh bếp đều được. Chính vì vậy, mâm cơm cúng Táo quên nên được đặt ở ban thờ riêng của các Táo, tức là ở trong bếp. Tuy nhiên, ngày nay, việc thờ cúng đã được đơn giản hóa đi nhiều, nhiều nhà không có bàn thờ ông Táo riêng nên họ chuẩn bị 2 mâm cơm cúng, một mâm đặt trong khu vực bếp và một mâm thắp hương tại ban thờ Thần Linh, gia tiên.
 
Có nên cúng Táo quân trên bàn thờ gia tiên?

Cung Tao quan nen o bep hay tren ban tho gia tien hinh anh 2
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu cho rằng không nên cúng Táo quân trên bàn thờ gia tiên vì thực chất ông Công, ông Táo là 2 vị thần khác nhau. Ông Công hay còn gọi là Thổ thần là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo hay còn gọi là ông Đầu rau là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong gia đình.
 
Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
 
► Xem thêm: Những phong tục kì lạ tại Việt Nam và trên thế giới

S.T

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

cúng Táo quân


đinh mão năm 2014 bắc đẩu chòm sao có sự nghiệp thành công nhất tu vi Thất tình khiến bạn sốc người yêu Phương mơ thấy cháy nhà đánh số gì bàn thờ chúa đẹp chòm sao si tình chòm sao nam đa tình mơ thấy người tình Lá sồ tữ vi cá tháng tư đèn phong thủy quá vận trình hung cát niềm tin tâm linh mơ thấy đi xe máy đánh con gì sao bat tọa tuổi thìn ngu hanh thổ tú Bốc bát hương cuối năm bát Tuổi Thân cẠtu bánh dầy Đào Hoa chiều cuối năm già hoá khoa cầu tài lộc đầu năm dái tai Tuổi tuất Sao Long Trì Sự tích Vu Lan báo hiếu sao Cô Thần tại mệnh thái âm đặt tên cho con theo phong thủy các kiến thức cơ bản về phong thủy nghiên cứu 20 cách đặt bể cá học trò à n tranh cá cách giải sao cô thần quả tú tu vi top 4 con khóe miệng