Đền thờ An Dương Vương cùng với khu di tích thành Cổ Loa điểm đến du lịch lý thú cho du khách đến tham quan, lễ bái nhất là trong dịp đầu xuân năm mới.
Đền An Dương Vương - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Vùng Cổ Loa còn giữ được nhiều di tích có giá trị mà truyền thuyết đã nhắc đến. Đó là đền thờ Thục Phán An Dương Vương, am bà Chúa Mỵ Châu, đường Mèn… (nơi phát hiện ra hàng vạn mũi tên đồng, vũ khí Vua Thục). Đền thờ An Dương Vương nằm trên địa phận xóm Chùa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh – Hà Nội, còn gọi là đền Thượng. Trước đền là hai con rồng đá, sân đền lát đá xanh, theo bia ký, đền xây dựng năm 1687 và sửa lại năm 1893.

Đền An Dương Vương được xây dựng trên một gò đất cao dưới chân lũy thành cũ, góc tây – nam. Theo dân gian đó là đầu con rồng. Qua cổng ngoài của đền sẽ tới tam quan cổ kính với lầu thượng cao, hai bên lối đi có hai giếng mắt rồng đối xứng nhau. Bước qua tam quan là vào sân đền, hai bên sân có nhà khách cho người thập phương dừng chân sửa lễ.

Nơi thờ An Dương Vương gồm có hạ điện là một ngôi nhà ba gian to, cao, cột lim đồ sộ, tám mái cong vút. Từ tả hữu của hạ điện có hai dãy nhà hành lang phía ngoài xây kín nối với thượng điện. Khoảng vuông ở giữa là một ngôi nhà chồng diêm tám mái cao. Trên bàn thờ có tượng rùa vàng bằng gỗ sơn son thiếp vàng và một chiếc nỏ đặt sẵn tên. Đó là bàn thờ Thần Kim Quy. Thượng điện cũng ba gian, bàn thờ An Dương Vương đặt giữa, bên đông thờ hoàng hậu, bên tây thờ thái thượng hoàng. Tượng An Dương Vương là pho tượng bằng đồng mặc triều phục.

Phía Tây đền An Dương Vương trên một gò đất cao, xưa kia vua lập miếu thờ Thần Nông, là nhà bia. Cách cổng đền không xa, trước mặt là ao tròn, chính giữa là một cồn đất tròn có giếng nhỏ ở giữa xây gạch. Tương truyền đó là giếng Ngọc, nơi xưa kia Trọng Thủy nhớ Mỵ Châu đã nhảy xuống tự tử.

Cạnh đền vài trăm mét là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương “trái tim lầm chỗ để lên đầu”. Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.

Giếng Ngọc - Đền An Dương Vương
Giếng Ngọc – Đền An Dương Vương

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền câu: “chết thì bỏ con bỏ cháu, sống thì không bỏ mồng 6 tháng Giêng” để nói lên sự hấp dẫn của lễ hội Cổ Loa. Xưa, hội bắt đầu từ ngày mồng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng. Tương truyền ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày Thục Phán nhập cung và ngày mồng 9 tháng Giêng là ngày ông lên ngôi, khao toàn bộ binh sĩ. Cho nên để nhớ ngày long trọng ấy dân Cổ Loa cùng tám xã hộ nhi rước kiệu mở hội đông vui cả một vùng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Kết hôn năm tuổi chòm sao nào càng lớn càng đẹp Nghề nghiệp thích hợp với cung hoàng người tuổi tý mệnh mộc Cung Xử nữ Xem số đào hoa của người tuổi Mùi lọ lục bình trong phong thủy tam hợp văn khấn cũng lễ tân gia song Sao Thiên khôi bài pháp Duyên Chi Ta Gặp Một Người Cung mệnh Tử vi trọn đời cung sư tử và ma kết có hợp nhau cung Thìn mệnh Lục Thập Hoa Giáp của Quý Tỵ Xử Nữ và Nhân Mã xem tướng phụ nữ đa tình con giáp dễ gặp xui xẻo trong tháng cô Sao PHÁ QUÂN bảo bình hợp với cung gì mÃƒÆ xem tên con có hợp bố mẹ không Xem bói độ tuổi đẹp nhất cho chuyện mùng 5 tháng 5 HÃƒÆ Sao Thái Âm Âm Dương xem ngày tốt xấu văn khấn lễ đình đền miếu phủ cách làm hoa cát tường bằng vải voan mơ thấy bị tai nạn giao thông Tuổi Dần chom Tuổi ngọ Xem ngày giờ chuyển nghề Văn khấn Tết phong thủy hoa đào bí quyết phong thủy cho ngôi nhà huyền bí cung mùi chọn vòng tay đá phong thủy khóe miệng cách tính mạng như thế nào tuổi trẻ Đặt tên cho con trai hiện giải hạn tuổi 49 lục thập hoa giáp là gì giac mo chọn ngày cải táng Sự nghiep