Từ lâu Đền Trần là trở thành điểm đến linh thiêng trong dịp đầu xuân năm mới của người dân Việt Nam. Đến tọa lạc tại phường Lộc Vượng, Nam Định.
Đền Trần - Nam Định

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Trần là một đền thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phò tá nhà Trần. Đến Trần tọa lạc tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.

Ngoài Đền Trần ở Nam Định thì Thái Bình, Hải Phòng… cũng đều có ngôi thền thờ các nhà vua Trần.

Đền Trần Nam Định được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15. Đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Đền được mở rộng và xây thêm vào các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908.

Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.

Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13 mét. Có 12 cột cái cùng 12 cột quân, tất cả đều được đặt trên chân tảng bằng đá hình cánh sen có từ thời Trần là chân cột cung Trùng Quang cũ. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần.

Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.

Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính thất ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải.

Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, và ban thờ riêng cho các quan võ.

Đền Cố Trạch nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Lịch sử ghi chép lại từ lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh thành vào năm 1895, đền được đặt tên là Cố Trạch Từ (đền nhà cũ) hay còn gọi là Đền Hạ.

Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín củaTrần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.

Cổng Đền Cố Trạch
Cổng Đền Cố Trạch

Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ.

Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần. Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.

Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).

Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa – nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

Lễ hội ở đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin/mua được tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.

Từ lâu đền Trần là trở thành điểm đến linh thiêng trong dịp đầu xuân năm mới của người dân Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, Ấn đền Trần là tấm bùa giúp thăng quan tiến chức, đem lại bình an, hạnh phúc trong gia đình.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


BÃƒÆ số điện thoại và thuật phong thủy mơ thấy bị khỉ cắn đa dục bà ch lẠp kim chiều 30 tết Quan tài Học tử vi đàn ông đeo nhẫn cưới ngón tay nào at ty may mắn Tuần Triệt bố tuổi thìn con tuổi mùi mâm ngũ quả bạch dương và xử nữ HộiXòe Ở Tà Chải thuật xem bói 12 con giáp em đây cầm tinh quý mùi nối ruồi ngoại tình mạng mộc chọn xe màu gì nam tuổi tỵ hợp với tuổi nào cặp đôi ma kết và cự giải đặt tượng Phật trong nhà giac mo tuổi kết hôn cho 12 con giáp xem tử vi Tướng mặt của những kiểu Trung Châu cửa sổ bếp tu vi Xem bói cô nàng tuổi nào dễ bị Dậu đàn hoc không Giấc mơ về trứng người tuổi tỵ Sao Quả Tú Cô gái Nhân Mã tuổi thìn cung bạch dương TẠđường vân trên ngón tay cái đồi ngụ Ten Tuoi Diệu tài vị xem bói tướng tay hoả phương pháp hoá sát khó nguyên trấn cách xem đường chỉ tay học vấn Xem đường hôn nhân đoán chuyện tình soi