Những lễ hội tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch gồm có những lễ hội sau: Hội Bên Núi Sưa,Hội Đền Qủa Sơn,Hội Đền Cờn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Những lễ hội tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch - Hội Đền Qủa Sơn

Những lễ hội tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch - Hội Đền Qủa Sơn

Những lễ hội tiêu biểu được tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch:

1. Hội Bên Núi Sưa

Thời gian: tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Núi Sưa (Bách Thảo), phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Huyền Thiên Hắc Đế (Tương truyền rằng đó là cậu bé giúp vua Lý đánh giặc ngoại xâm).

Nội dung: Lễ hội xuất phát từ tục kết chạ xưa của ba thôn: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Xuân Biểu ở các làng quê thuộc châu thổ Sông Hồng, Nó nhằm tăng tinh thần đoàn kết tương thân tương ái trong việc chống thiên tai địch họa. Ngày xuân gặp gỡ nhau vui chơi ca hát kể cho nhau nghe kinh nghiệm của mùa màng. Đó là nét đẹp văn hóa của hội làng truyền thống Thăng Long - Hà Nội từ xa xưa. Mọi người đến hội để gặp gỡ nhau và vui chơi ca hát, thi cây thế, thổi xôi.

2.Hội Đền Qủa Sơn

Thời gian: tổ chức từ ngày 19 tới ngày 21 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vinh công lớn lao của Uy Minh vương Lý Nhật Quang (là con trai thứ 8 của đức Thái Tổ Lý Côn Uẩn).

Nội dung:

Phần lễ: Ngày 19 lễ yết cáo, ngày 20 là chính lễ (buổi sáng là lễ rước thần từ đền quả Sơn đến chùa Bà Bụt, buổi chiều là lễ tạ ơn Bà Bụt), ngày 21 là lễ rước xôi từ chùa Bà Bụt về đền, buổi chiều là lễ tạ yên vị.

Phần hội: Diễn ra các trò chơi dân gian như chọi gà, cờ thẻ, cờ người, đấu vật, múa võ, đặc sắc nhất trong hội là bơi thuyền bơi chải xuôi ngược dòng Lam, hát trầu văn, ca trù, diễn các tích chèo, tuồng cổ.

Ngày nay, ngoài các trò chơi dân gian và nghệ thuật dân tộc, còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: Biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, cắm trại, triển làm, trưng bày các loại ấn phẩm văn hóa tổ chức các cuộc thi đá bong, bóng chuyền...

3. Hội Đền Cờn

Thời gian: tổ chức vào ngày 19 tới ngày 21 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh Đức Thánh Mẫu - tứ vị Thánh Nương (nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng, giúp quân đội vượt lên bình an).

Nội dung: Lễ hội đền Cờn mở đầu bằng những đoàn du thuyền du xuân trang trí cờ hoa, trong chiêng âm vang.

Đặc biệt trong lễ hội còn diễn ra trò trận thủy chiến giả gán với truyền thuyết dựng đền, có quân xanh, quan đỏ giao chiến trên một dải núi non hiểm trở từ hàng Ói về đền Cờ. Trận giả ba năm tổ chức một lần. Trong đó có tục chạy ói là nét riêng của hội đền Cờn. Nhiều trò chơi dân gian như: đu tiên, đấu vật, đánh cờ người, đua thuyền rồng, hát tuồng chèo, chầu văn... Kết thúc hội là lễ yên, cầu tài, cầu lộc, lễ tạ ơn, xem quẻ...


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Bên Núi Sưa Hội Đền Qủa Sơn Hội Đền Cờn


cung Tử Tức Ông thần tài cỏ thần xem giờ cầu con trai bảng cung mệnh Trung Châu Phái mẹo đặt tên họ trần cung bảo bình và tình yêu mơ thấy báo chí người tuổi tỵ bảo bình và chuyện tình yêu bức tranh độn giáp chỉ quy mệnh Bạch Lạp Kim ý nghĩa sao Thiên Quan Cấn đàn ông miệng nhỏ cà c loẠi cẠu thang bảo bình và tình yêu với các cung Sao THIÊN ĐỒNG Xem tuổi vợ chồng nơi Tác dụng của ăn chay phòng trong phòng nằm mơ được cầu hôn sao tam bích cung Bảo Bình cung kim ngưu vai cung thìn Nhật Nguyệt đắc địa quyền lực Sao Thiên Sứ ở cung mệnh nguy cơ phạm tội của 12 cung hoàng đạo bói tử vi SAO LONG ĐỨC NGUYỆT ĐỨC THIÊN ĐỨC tướng tai tốt và xấu bảo bình và bảo bình có hợp nhau sinh con theo ý muốn xem tướng qua cách ăn luan giai cung hoàng đạo cá tính Ý nghĩa sao Thiên Thọ quý tỵ SAO TRỰC PHÙ TRONG TỬ VI Ất dậu tài lộc của người tuổi tý mẫu phòng bếp hiện đại trò bảng cát hung 24 phương vị Ất Hợi Vận Mệnh