Những điều kiêng kỵ trong ngày cưới này đa phần đều ảnh hưởng từ những phong tục, tập quán trong xã hội xưa.
Tại sao mẹ đẻ kiêng đưa con gái về nhà chồng?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm: Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời nhưng người thì khóc lóc buồn tủi vì bị ép buộc, người thì lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ, từ tấm bé chưa rời mẹ, nay tự nhiên mẹ con xa nhau; mẹ thương con còn thơ dại, cũng mủi lòng sụt sùi khóc. Thế là, trong khi hai họ đang vui mừng yến ẩm ở nhà ngoài thì hai mẹ con lủi thủi, cắp nón ra về. Tan tiệc, nhà trai chẳng tìm thấy cô dâu đâu nữa. Qua một vài đám đại loại như vậy người ta rút kinh nghiệm mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng, dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.

Một vài nơi, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lý do con mình đã gả bán cho người. Tình cảnh này đã khiến người ta thường kiêng không cho mẹ tiễn con dâu đi lấy chồng, sợ lại xảy ra việc khóc lóc, không hay trong ngày vui trọng đại. Và cho đến bây giờ, tục ấy vẫn còn, mẹ đẻ không bao giờ tiễn con gái về nhà chồng.

Ngoài ra, người ta còn kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ. Trong ngày cưới, người xưa rất kiêng kỵ việc cô dâu khóc và ngoái lại nhà bố mẹ đẻ. Họ cho rằng cô dâu không được vương vấn gia đình vì điều này có thể khiến cô dâu bỏ nhà chồng về nhà mẹ đẻ hoặc cô dâu đó không chu toàn với nhà chồng. Nhưng ngày cưới, đa phần cô dau đều khóc. Nói là kiêng nhưng đây là thứ cảm xúc tự nhiên, không ai cấm đoán được. Thế nên, đã là con gái đi lấy chồng, vì chưa bao giờ xa nhà, thương nhớ bố mẹ thì khóc là chuyện đương nhiên dù rằng, người đàn ông đó là người cô ấy yêu thương và chọn gắn bó cả đời. Việc này không thể kiêng kỵ được.

Mẹ chồng cũng nhất định không được đi đón con dâu. Vì theo quan niệm xưa, mẹ chồng nàng dâu giáp mặt nhau sớm như vậy sẽ xảy ra mâu thuẫn sau này, cuộc sống và mối quan hệ không hòa thuận.

Cũng giống như vậy, việc cô dâu không được xuất hiện trước khi đón dâu, cũng là điều kiêng kỵ. Quan niệm này có lẽ xuất phát từ thời dựng vợ gã chồng theo ý bố mẹ mà cô dâu chú rể không hề biết mặt nhau cho đến khi kết hôn. Vì vậy, nhiều gia đình cho rằng nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể sẽ mất duyên và không còn coi trọng đám cưới nữa.

Thời nay hôn nhân tự do, trai gái tìm hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn. Thế nên, ở nhiều địa phương, những tục lệ này đã dần bị loại bỏ. Người ta tự ý làm theo cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Trên thực tế, việc hạnh phúc trong hôn nhân hay không, mối quan hệ với mẹ chồng, nhà chồng có tốt hay không là phụ thuộc vào mỗi người, không phải dựa vào điều kiêng kỵ gì hết. Thế nên, muốn có cuộc sống ôn hòa, hãy thể hiện quan điểm sống rõ ràng, biết trước biết sau, đối xử chân thành với nhau dù là nhà mình hay nhà chồng đều vậy.

Theo Khám phá
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


hổ cáp giải thích phong thủy theo khoa học phan mua cửa cũ độc kien truc tết Trung Thu Lễ DOLTA Và Hội Đua Bò sắm lễ những điều đại kỵ với nam giới Sao triet nốt ruồi trên mặt đàn ông Hội Làng Hạ Hương tranh phong thủy xem thân mệnh tốt đọc mặt nạ treo gương trong phòng ngủ vận mệnh người tuổi Tý Sao Thiên hư người tuổi Ngọ thờ Phật nào tà m thẠt tu vi Phong thủy bàn thờ ông Táo chuẩn áp vong Đại Lâm Mộc Bạch Lạp Kim là gì hop mặt đẹp bài phú thần khê định số linh tinh SAO NGUYỆT ĐỨC phu thê bói giấc mơ rắn cung nam nữ chọn hướng bàn làm việc hợp với tuổi thìn cầu duyên Hội Tế Trâu Ở Đền Bà thói Ä ua bậc tam cấp phù hợp phong thủy Tác dụng phong thủy của gương nhâm tuất 1982 nốt ruồi ảnh hưởng tài vận thÃƒÆ chia Cự Giải Giải Mã Giấc Mơ mơ nhổ răng con gái đeo nhẫn cưới ngón tay nào mơ thấy xây nhà Già Mệnh Đào hoa Lưu Bá Ôn huyền quan khiếu ứng dụng ngũ hành trong phong thủy dẠy