Những ngày Rằm tháng 7, người Việt Nam có tục cúng cô hồn - ngạ quỷ trong triết lý nhà Phật. Tìm hiểu về nghiệp báo và tinh thần vị tha của Phật giáo trong tục
Tục cúng cô hồn - Nghiệp báo và tinh thần vị tha của Phật giáo

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Những ngày Rằm tháng 7, người Việt nói riêng và các nước theo Phật giáo nói chung có tục cúng cô hồn. Cô hồn là tên gọi chung cho ngạ quỷ - quỷ đói, loài quỷ một năm được trở lại thăm viếng dương gian một lần. Nguồn gốc của loài ngạ quỷ bắt nguồn từ luật nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật.


Nghiep bao va tinh than vi tha cua Phat giao trong tuc cung co hon hinh anh
 
Theo thuyết nhân quả của Phật giáo, con người khi chết đi được lên cõi Niết Bàn hay xuống 18 tầng Địa Ngục là do nghiệp báo. Khi sống mà tạo nghiệp lành, làm nhiều điều nhân đức thì được lên cõi Niết Bàn, đầu thai kiếp khác tiếp tục làm người. Ngược lại, lúc sống tạo nghiệp ác, làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ. Đây cũng là nguồn gốc của tục cúng cô hồn theo dân gian.
 
Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận.
 
Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.
 
Quỷ đói có thân hình trơ xương, mắt lồi, lưỡi dài màu đỏ, bụng trương to, bất cứ thứ gì đưa vào miệng đều hóa thành tro bụi nên quanh năm đói khát, kêu gào. Đây được xem như một loại “ác giả, ác báo” theo triết lý Phật giáo, là minh chứng của thuyết nhân quả, nghiệp báo.
 
Tuy nhiên, cũng theo Phật giáo, hàng năm tới tháng 7 theo lịch âm ngạ quỷ sẽ được tới dương gian để thăm viếng lại người cũ, chốn cũ. Những hồn ma đói quanh năm vất vưởng này đi lại nhiều trên dương gian nên có tục cúng cô hồn. Ngày nay, các gia đình sẽ cúng cháo, gạo, muối cho các vong hồn chúng sinh để chúng được no đủ một lần trong năm, không quấy phá, làm hại tới con người.
 
Tục cúng cô hồn - cúng ngạ quỷ là một hình thức tâm linh để bảo vệ bản thân khỏi các thế lực ma quỷ vô hình nhưng cũng là một tục lễ mang nét đẹp nhân văn sâu sắc. Đạo Phật dẫu có trừng phạt nhưng vẫn mang đậm tinh thần “từ bi hỉ xả”, cho những linh hồn lầm lỗi có cơ hội được quay lại dương gian, người đời khoan dung, độ lượng, vị tha với những người đã khuất dù trong quá khứ họ mắc nhiều sai trái.
ST
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

tục cúng cô hồn


Tài sao tuần không trong lá số tử vi Đặt chọn tranh phong thủy cho tuổi thìn ram thang 7 giải mã giấc mơ thấy người có bầu SAO QUAN PHỦ nằm mơ gặp người yêu cũ dự báo tình yêu theo chữ cái đầu của Phân cách trang trí cho phòng ngủ nhỏ gia Long huyệt Nghề nghiệp bài cúng lễ tế ngu lục xung 21 giờ quan sát cần tránh thần bí danh là gì dưỡng sinh nÃƒÆ xem tướng mũi cho phụ nữ lễ phật đản tướng đàn ông háo sắc Phong thuy nha bep thà ng 11 đón Tết trúng Thân các tính cách của người lãnh đạo người bạc tình Mau sac Thuy vân lich Xem bát tự hợp hôn V văn khấn lễ bồi hoàn địa mạch giếng thần phong tục khai xuân Phú đặt tên hay cho người tuổi Dậu so tam canh dần 1950 mạng gì xem tử vi Top 5 con giáp sức khỏe dồi chon tuổi Sửu phong thủy phòng khách cho thương nhân Cách yêu của 12 chòm sao nữ hành Xem ngay tot bố trí cây xanh trong văn phòng Thời điểm dương khí cực thịnh Tuổi mùng