Đũa là món đồ dùng thân thuộc trong đời sống ẩm thực của nhiều nước Châu Á, tuy vậy, ở các quốc gia khác nhau, đũa lại có những nét riêng trong cách sử dụng và những quan niệm văn hóa khác biệt.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đũa ra đời từ khoảng năm 1800 trước Công nguyên, thoạt tiên, những đôi đũa có kích thước lớn, dùng để nấu ăn là chính, đến khoảng năm 200 trước Công nguyên, đũa bắt đầu trở thành món đồ dùng phổ biến trong các bữa ăn của người phương Đông.

Ở Việt Nam, văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế. Khởi đầu bữa ăn, đặc biệt là trong những bữa cỗ truyền thống, trước khi gắp đồ cho chính mình, người ta dùng đôi đũa còn sạch để gắp đồ ăn mời “một vòng” quanh mâm.

Trong suốt bữa ăn, khi muốn tiếp đồ cho người khác, thường theo phép lịch sự, người ta phải đảo đầu đũa để gắp bằng đầu còn lại.

Văn hóa dùng đũa của người Việt không quá khắt khe, trẻ nhỏ thường chỉ bắt đầu học cách dùng đũa khi đã lên 5-6 tuổi.

Nếu ở nhiều quốc gia Á Đông, hành động chống thẳng đôi đũa trong bát cơm bị coi là điềm gở, gắn liền với hình ảnh… bát cơm cúng, thì người Việt Nam, ngoài ra, còn kiêng không gõ đũa vào nhau, không gõ đũa vào bát hay bất cứ thứ gì khác, để tạo nên tiếng động.

Trong văn hóa dân gian, người Việt Nam tin rằng việc gõ đũa bát trong bữa ăn sẽ khiến ma đói tìm tới quấy nhiễu, thêm vào đó, người Việt cũng đề cao phép lịch sự rằng khi ăn không được tạo nên tiếng “động bát động đũa” ồn ào hay tiếng nhai tóp tép…

Đũa ở miền bắc Việt Nam thường được làm từ tre, đũa ở miền nam thường được làm từ gỗ dừa. Đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ.

Ở Nhật Bản, người ta sử dụng đũa cho hầu hết tất cả các món ăn bởi thường các món Nhật đã được xắt nhỏ từ khâu chuẩn bị, nấu nướng. Thêm vào đó, người Nhật lại thường xuyên ăn cá và việc dùng đũa giúp họ có thể loại bỏ xương cá một cách dễ dàng hơn.

Nhiều nhà hàng ẩm thực truyền thống của Nhật Bản chỉ phục vụ đũa trong bữa ăn (bên cạnh thìa được mang ra để dùng cho món súp hoặc món tráng miệng), vì vậy, nếu một thực khách phương Tây hoàn toàn không biết dùng đũa, họ sẽ gặp khó khăn khi dùng bữa tại nhà hàng truyền thống của Nhật.

Đối với người Nhật, việc thể hiện sự trân trọng đối với bữa ăn mà mình được phục vụ là một phép lịch sự, vì vậy, khi cảm thấy đã no và không muốn được tiếp thêm đồ ăn nữa, thực khách am hiểu văn hóa Nhật nên vẫn giữ nguyên đôi đũa giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nói “gochisosama” (bữa ăn rất ngon, xin cảm ơn).

Ngoài ra, đối với văn hóa Nhật, việc ăn uống xì xụp không phải là bất lịch sự mà là thể hiện sự tán thưởng đối với tài nghệ nấu nướng của người thết đãi bữa ăn.

Trong văn hóa Nhật, đôi đũa không chỉ là món đồ dùng, đó còn có thể là tác phẩm nghệ thuật. Thường các gia đình ở Nhật đều sở hữu những bộ đũa quý khảm trai hoặc thếp vàng. Những bộ đũa sơn mài được sơn vẽ cầu kỳ với hình ảnh con chim sếu hoặc những cành anh đào cũng rất phổ biến.

Ở Hàn Quốc, đôi đũa của người Hàn thường dẹt và làm từ kim loại. Người Hàn Quốc trong bữa ăn thường không bao giờ cầm bát đĩa lên, mà chỉ dùng đũa, thìa để gắp, múc. Họ cũng không cầm thìa và đũa trong cùng một bàn tay. Khi muốn gắp đồ từ bát đĩa đựng thức ăn chung, họ phải đảm bảo đôi đũa của mình thật sạch sẽ, không bị dính cơm hay đồ ăn.

Ở Thái Lan, dù người Thái cũng thường dùng đũa trong bữa ăn, nhưng cho tới giờ, khi nền văn hóa Đông - Tây đã giao thoa rất sâu rộng ở Thái, người dân nơi đây thực tế lại đang sử dụng dao nĩa nhiều hơn cả đũa.

Khi ăn cơm và các món mì, người ta vẫn dùng đũa, nhưng trong các bữa ăn, người Thái giờ cũng dùng thìa khá nhiều.

Trong khi có nhiều người vẫn dùng đũa để gắp và ăn bằng đũa, thì cũng có nhiều người Thái giờ chỉ dùng đũa để gắp đồ, đưa vào bát và sau đó sẽ dùng thìa để ăn. Đũa dùng phổ biến nhất ở Thái là loại đũa gỗ dùng một lần rồi bỏ đi hoặc những đôi đũa nhựa.

Ở Trung Quốc, đũa được dùng rất phổ biến. Văn hóa dùng đũa của người Trung Quốc cũng khá cởi mở, không có nhiều câu nệ, quy tắc. Điều kiêng kỵ lớn nhất là người ta không bao giờ dựng đũa thẳng đứng trong bát cơm bởi hình ảnh này gợi nhắc tới bát cơm cũng, vốn bị cho là điềm gở của sự chết chóc.

Theo Dântrí


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cúng sao giải hạn tuổi quý hợi cẩn Cưới Loài hoa biểu trưng của 12 con giáp xem hạn phóng phong thủy 2015 người mệnh Cấn bản vẽ thiết kế cửa gỗ nam đẩu độ dài ngón chân âm cửa sổ Cổ tay nhiều đường vân chằng chịt 2015 bếp trong phòng khách bố trí phòng ngủ Nữ mệnh tuổi Kỷ Mùi ngũ hành phong thủy Canh ngọ con gai tuoi ngo hóa giải nhân duyên không thuận lợi 안혜진 Chòm sao ghê gớm kỵ của Mộc trong bốn mùa Bà Chúa Liễu Hạnh ngón tay út loại hoa có độc lông mày chữ bát bố tuổi tý con tuổi tỵ có hợp không phương vị văn xương theo năm sinh dan hành hương Sao Địa kiếp đàn ông lăng nhăng xem tử vi Bài trí nội thất phòng bếp LUẬN BÀN Sao Bất Lợi Cho Hôn Nhân cơm áo đầy đủ xem dai han Sao Đào Hoa xui rủi lý do cung hoàng đạo chia tay những cô nàng không giỏi phấn son công danh Thiên Cơ đồng cung sức khỏe 12 con giáp tháng 9 Tham Lang Cư Thê danh mâm Sao Hồng Loan ở cung mệnh top người tuổi TY cặp đôi thiên bình kim ngưu phong thuy cho nguoi menh tho sòng