Đốt xương là tượng kim thạch, nên cao mà chẳng nên ngang, nên tròn mà chẳng nên thô. Người ốm chẳng nên lộ xương, vì thịt chẳng phụ xương mà xương lộ ra, tức là người nhiều hoạn nạn, có Tai vạ đó. Người béo chẳng nên lộ thịt, vì người trầm trệ c

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đốt xương là tượng kim thạch, nên cao mà chẳng nên ngang, nên tròn mà chẳng nên thô.

longmay2

  •   Người ốm chẳng nên lộ xương, vì thịt chẳng phụ xương mà xương lộ ra, tức là người nhiều hoạn nạn, có Tai vạ đó.
  •    Người béo chẳng nên lộ thịt, vì người trầm trệ chẳng nên thỉt đầy, đầy thì khó vận động, tức là tướng người chết đó.
  •    Xương với thịt phải xứng nhau, khí với huyết phải ứng nhau, người xương lạnh mà thịt co, chẳng nghèo thì yểu.
  •   Phía tả Nhật giác, phía hữu Nguyệt giác (hai bên trán, có xương khởi thẳng lên là xương Kim thành, là tướng quan tới Công Khanh.
  •    Ấn đường có xương lên tới Thiên đình, gọi là xương Thiên tính, do Thiên đình suốt lên chỏm đầu, gọi là xương Phục tê, cũng là tướng quan tới Công Khanh. Song dầu có cái xương đó, cũng còn phải cái Sắc da cho xứng nhau, mới thành được cái khí độ, chứ nếu vị chẳng xứng, thì dầu giầu sang cũng chẳng được bền.
  •    Trên nơi mặt có xương đột lên, tên là xương gò má (quyền cốt), chủ về quyền thế, xương gò má liền nhau vào Tai, tên là xương Ngọc lương, chủ về thọ khảo.
  •    Từ cánh tay (trên vai) tới nách là Long cốt, tượng vua, nên dài mà lớn, từ nách tới sườn là Hổ cốt, tượng thần nên ngắn mà nhỏ.
  •    Xương nên cao mà thư, tròn mà cứng, thẳng mà ứng nhau, đốt xương ghịt mà chẳng thô, đều là tướng kiên thật vậy.
  •    Xương gò má vào Tóc mai tên là xương Dịch mã, trên Mắt tả là xương Nhật giác, trên Mắt hữu là xương Nguyệt giác, xương tay với Tai là xương Tướng quân, quanh tròn như mặt trời gọi là xương Long giác, ngoài hai mang Tai là xương Cự ngao, chính giữa hai bên trán là xương Long cốt.
  •    Lại nói rằng: Xương chẳng vót lên vả chẳng lộ ra, lại nên tròn và thanh tú. Xương là dương, thịt là âm, âm chẳng nhiều thì dương chẳng phụ.
  •    Nếu được xương thịt đều nhau, tuổi nhỏ chẳng sang, thì cả đời cũng giàu. Xương vót lên là tướng chết non, xương lộ ra là tướng không thành lập,
  •   Xương mềm yếu là tướng thọ mà không vui
  •   Xương ngang là tướng xấu
  •   Xương nhẹ là tướng nghèo hèn
  •   Xương tục là tướng ngu trược
  •   Xương lạnh là tướng bần lạc
  •   Xương tròn trặn là tướng có phúc
  •   Xương cô đơn là tướng vào thân (không thân thích).
  •  Lại nói rằng: Xương hình Mộc, gầy mà Sắc xanh đen, hai đầu thô lớn là tướng nhiều sự cùng ách
  •  Xương hình Thuỷ hai đầu nhọn giàu sang chẳng xiết nói
  •  Xương hình Hoả hai đầu thô, không có đức mà hèn tôi mọi (đầy tớ)
  •  Xương hình Thổ lớn mà da thô và dày, con nhiều là lại giàu
  •  Thịt xương rắn cứng, thọ mà chẳng vui.
  •   Người có xương mọc quanh góc đầu là tướng tuổi già được hưởng phúc lộc,

  Hoặc mọc quanh đầu trán là tướng tuổi già rất giàu vậy.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Tướng Số cân xương tướng số châu xương tướng quân tướng xương đầu tướng xương ngọc chẩm tướng xương nhỏ


sao bệnh trong lá số tử vi Hội Làng Mai Động hình xăm hợp mệnh cách mở cửa hàng tiện lợi tuổi ngọ phong thuy khi mua xe hoi tu vi Phong thủy cho người mệnh Mộc tử vi trọn đời tuổi Tân mão diem bao bạch hổ trong phong thủy sơn căn trên mũi Cách nghèo và những sao nghèo thời Đông tứ mệnh Thành Đầu Thổ hợp với tuổi gì loài hoa may mắn của 12 chòm sao cự giải bọ cạp nam mô a di đà phật chuyện lớn tướng phụ nữ được chồng yêu Thá giải mã giấc mơ thấy người yêu ngoại vận hạn tên cổ con giáp may mắn Sao MÃƒÆ tu vi dau so tu vi Điểm danh tình yêu 12 con giáp tháng xem tướng tai sao thiên luong tình cảm của 12 con giáp chòm sao có vận trình tình cảm tốt tết đoan ngọ sửa lễ cung bạch dương hợp với màu gì bò cạp song ngư có hợp nhau tặng mẹ LUẬN đá mắt hổ đỏ thổ chọn mụn ruồi đào hoa tài vị Sao Bát tọa Đặc tính mơ thấy quả Lượng kỵ 1976 mệnh gì Cách hay ăn hay nhậu động tà tin Tuổi thìn Sao