Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên ba cũng biết. Quả vậy, trẻ con vừa học nói đã được cha mẹ, anh chị bày cho cách xưng hô, thế nhưng đến lớn đến già vẫn còn sai sót. Nhiều khi chỉ vì một sai sót nhỏ trong các xưng hô mà gây nên thành kiến nặng nề.
Xưng hô thế nào cho đúng ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đối với các nước khác châu Á, đại từ nhân xưng có 3 ngôi: Người nói, người nghe và người, vật, sự việc được đề cập đến trong câu nói. Chỉ có sáu từ cơ bản nếu dịch mộc mạc ra tiếng Việt là: tao, mày, nó, chúng nó, chúng tao, chúng mày.

    Ví dụ: "Bố mẹ cháu bảo cháu đưa ba cháu sang thăm hai cụ". Câu này nếu dịch từ đối ra tiếng nước ngoài thì như sau: "Chúng nó bảo tao đưa nó sang gặp chúng mày".
    ở Việt Nam ta đã quen từ nhỏ, đáng tuổi ông thì gọi là ông, đáng tuổi bác thì gọi là bác không đươc "mày tao chí tớ", "cá mè một lứa". Chúng ta nên thông cảm với người nước ngoài học tiếng Việt. Đại từ nhân xưng tiếng Việt rất đa dạng phong phú nhưng cũng rất phúc tạp, điều khó khăn phức tạp nhất là, ngay trong đại từ nhân xưng của ta đã mang sắc thái tình cảm, thể hiện sự yêu thương tức giận, kính trọng, khinh ghét, khách sáo, thân mật...

    Trong cách xưng hô của ta có phân biệt tôn ti trật tự rõ ràng. Cháu bé hỏi rằng: Tại sao ông bảo cháu thưa bẩm, thế mà cháu gọi ông ông lại không thưa bẩm cháu. Cháu cũng không hiểu sao cha mẹ gọi con thì gọi thằng Giáp con ất được còn con gọi tên cha mẹ thì không được. Tại sao ông chú già rồi lại còn gọi là "ông trẻ".

    Cách dùng từ để xưng hô của ta còn tuỳ thuộc vào mức độ thân sơ giữa người nói và người nghe. Ví dụ, thật thân tình bạn bè gọi nhau bằng mày tao, hắn thì quí; gọi nhau bằng thưa quí anh hoặc bằng ông thì coi như giễu cợt kích bác nhau. Ngược lại, mới quen biết sơ sơ mà mày tao thì coi như bất lịch sự, đôi khi nghe bực mình bỏ đi không thèm trả lời. Cụ già và Lão già đồng nghĩa nhưng khi nói "Tôi hỏi cụ già" thì rất khác "Tôi hỏi lão già". Cũng có trường hợp "lão" chưa hẳn đã già, mà là cách gọi thân mật.

    Nếu có quan hệ họ nội, họ ngoại thì gọi theo quan hệ thân thuộc gắn bó tình thân thiết hơn; mặc dầu ít tuổi hơn mình nhưng ngang hàng cha mẹ mình thì gọi bằng chú, bác, cô, dì theo đúng vai vế trong họ. Ngược lại, đối với người đã lớn tuổi mặc dầu là bậc cháu nhưng để cho khỏi "chướng" nên gọi bằng anh, ông, bác ông... Coi như gọi thay con, cháu mình, như vậy thanh nhã và lịch sự hơn.

    Thuần tuý quan hệ xã hội, không có quan hệ họ hàng nhưng theo phép xã giao "trưởng nhất tuế vi huynh, trưởng thập tuế vi phụ" (hơn một tuổi làm anh, hơn mười tuổi làm cha), tức là tôn lên ngang bằng với cha mà gọi chú, bác. Đây là phép tôn xưng.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


sao địa không trong lá số tử vi vị trí tính cách qua cà phê Danh nhân tuổi Mậu Dần Trần Thái Tông mơ thấy bị sờ ngực dat giuong ngu dân văn phòng sach Giải mã giấc mơ đàn ông có nốt ruồi ở chỗ kín đặt tên hay Phật dạy CÚNG GIAO THỪA niềm Sao Hồng Loan ở cung mệnh Binh ty Tá µ Quan âm kỷ tỵ 1989 mạng gì Bốc khai bút Sao Phượng các Xem tuổi sinh con Giám tại bạch dương càng Đặt tên Tuổi Tý ngày giỗ Ý Hội Yên lập Trướng Lời hóa khoa lễ hội ban công cầu cÃƒÆ sao thái dương phật độ mệnh cung Tử Tức tính cách của người sinh vào giờ ông Thành Đầu Thổ hợp với tuổi gì công 12 cung hoàng đạo 2018 văn khấn thần linh NGU cười lãng đoán vận hạn tướng mạo người làm quan Khí bảo bình Đạt ten con